Momo Rabbit

Bé bị hăm tã - mẹ phải làm sao?

21 tháng 05 2020
NGUYỄN THỊ HƯƠNG THU

Hăm tã là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 0-36 tháng tuổi. Theo AAP (American Academy of Pediatrics), có tới hơn 50% trẻ trong độ tuổi này gặp tình trạng hăm tã. Chính vì thế, bé bị hăm tã là một trong những vấn đề luôn khiến ba mẹ rất lo lắng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng hăm tã ở trẻ, Momo Rabbit tổng hợp một số thông tin và kiến thức giúp mẹ xử trí trong tình huống này nhé.

1. Hăm tã là gì?

bé bị hăm tã 1

Hăm tã ở trẻ xảy ra khá phổ biến

Hăm tã ở trẻ xảy ra khá phổ biến, cứ 10 trẻ thì có tới 6 trẻ gặp tình trạng hăm tã. Tình trạng hăm tã thường gặp hơn vào mùa hè nóng bức. Để có những biện pháp cho vấn đề này, đầu tiên các bố mẹ cần hiểu rõ hăm tã là gì. Đồng thời cũng cần nắm dấu hiệu và nguyên nhân bé bị hăm tã để xử lý kịp thời.

Hăm tã là gì?

Hăm tã là một tình trạng viêm da rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 0-36 tháng). Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót xảy ra ở vùng mặc tã. Khi đó, da bé bị ửng đỏ như phát ban do kích ứng bởi độ ẩm của tã hoặc do vi khuẩn. Đôi khi cũng có thể do những nguyên nhân khác không liên quan đến tã. Nhưng chúng đều khiến cho bé bị khó chịu, ngứa và có thể gây đau rát.

Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Tình trạng bé hăm tã cũng rất dễ nhận biết dựa vào những dấu hiệu sau:

- Bé quấy khóc, tỏ ra khó chịu khi ngủ hoặc khi bạn lau mông cho bé

- Vùng da khu vực mặc tã nổi mẩn đỏ, da có vảy, bị bong da.

bé bị hăm tã 2

Bé sẽ rất khó chịu khi bị hăm tã

- Có thể có vết sưng đỏ, nổi mụn nước hoặc vết lở loét.

- Bé khóc lên khi da bị nước tiểu tiếp xúc hoặc khi bạn tắm bằng nước ấm cho vùng mông.

- Bé ngủ không ngon và thường xuyên bị giật mình.

- Bé ngứa ngáy và cố gắng gãi vùng mông.

Các nguyên nhân khiến bé bị hăm tã:

- Da của bé bị dị ứng với chất liệu của tã lót hoặc sản phẩm sử dụng có chất lượng kém.

- Da của bé quá nhạy cảm: Nước tiểu và phân của bé tồn tại những vi khuẩn khi ở lâu trong tã sẽ gây kích ứng khiến bé bị hăm tã.

- Độ ẩm trong tã quá cao: Khi hoạt động bé có thể ra mồ hôi, kết hợp với các chất thải trong tã làm tăng độ ẩm. Điều này khiến da dễ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm, gây bệnh trên da.

- Do cọ xát liên tục: Da của bé vô cùng mỏng và nhạy cảm. Nếu da cọ xát nhiều với bề mặt tã thô ráp có thể để lại vết thương và khiến da bị viêm.

- Bé bị hăm tã còn có thể vì hóa chất trong bột giặt, xà phòng hoặc do tã không thông thoáng.

2. Mẹ nên làm gì khi bé bị hăm tã?

Đặc biệt vào những ngày mùa hè thì tình trạng bé bị hăm tã càng dễ xảy ra hơn. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết bé hăm tã phải làm sao vì không có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần nhớ những biện pháp dưới đây thì có thể dễ dàng loại bỏ tình trạng hăm tã ở trẻ:

bé bị hăm tã 3

Chăm sóc khi bé bị hăm tã

- Giữ cho vùng mông của bé luôn khô thoáng.

- Rửa sạch vùng hăm tã của bé sạch sẽ và nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước sạch.

- Lau khô nhẹ nhàng, tránh chà xát lên vùng da bị hăm.

- Hạn chế việc dùng tã giấy nhiều nhất có thể khi bé bị hăm tã.

- Thoa một lớp mỏng kem hăm tã lên vùng da mông và bẹn.

3. Làm thế nào để phòng ngừa hăm tã ở trẻ?

hăm tã ở trẻ khá thường gặp nhưng các bố mẹ cũng có thể có những biện pháp để ngăn ngừa. Nhờ đó mà tránh cho bé yêu khỏi tình trạng khó chịu và thậm chí có thể diễn biến nặng hơn.

- Sau khi trẻ đi tiểu hoặc đi tiêu, thường xuyên rửa sạch mông cho bé và lau khô.

bé bị hăm tã 4

Giữ bé khô thoáng để phòng ngừa hăm tã

- Chú ý trong việc chọn lựa tã cho bé. Nên sử dụng tã có khả năng thấm hút tốt để giữ mông bé luôn khô thoáng như Momo Rabbit. Momo Rabbit với khả năng thấm hút rất tốt, đặc biệt rất mỏng nhẹ và thoáng khí giúp bé luôn cảm thấy thoải mái.

- Thay tã thường xuyên kết hợp làm sạch kỹ càng. Ba mẹ cũng nên rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho con để tránh nhiễm trùng dễ làm bé bị hăm tã.

- Hạn chế sử dụng hóa chất hay các sản phẩm tã lót, tã giấy và khăn ướt có chất tạo mùi.

- Các loại vải mặc cho bé phải thoáng, mát và có khả năng thấm hút tốt.

4. Những điều mẹ cần lưu ý

Để chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh, mẹ cần thật sự cẩn trọng. Làn da mỏng manh của con luôn cần sử nâng niu và chú ý trong chăm sóc của mẹ. Với tình trạng hăm tã ở trẻ, bên cạnh những hướng dẫn trên thì mẹ cũng nên nhớ những lưu ý sau:

bé bị hăm tã 5

Chọn tã phù hợp cũng giúp tránh hăm tã cho con

Như đã nói, hăm tã là tình trạng rất thường gặp ở trẻ và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên khi bé bị hăm tã sẽ rất khó chịu. Các mẹ cần nắm rõ ngay triệu chứng và giúp cho bé lấy lại được trạng thái thoải mái và dễ chịu nhất.

Việc bé bị hăm tã có thể dẫn đến trường hợp nặng hơn. Khi đó, mẹ cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, đặc biệt trong những trường hợp:

- Tình trạng hăm tã ở trẻ không cải thiện sau vài ngày.

- Trong vùng mặc tã có xuất hiện mụn nhọt, mụn nước nặng hoặc các vết lở loét.

- Em bé kèm theo các triệu chứng như bị tiêu chảy khi sốt, có dấu hiệu bị mất nước.

Với những thông tin trên, hy vọng các mẹ đã có đầy đủ kiến thức xử lý khi bé bị hăm tã. Quan trọng nhất là chọn loại tã phù hợp và luôn giữ cho bé luôn sạch sẽ, khô thoáng mẹ nhé.

MOMO RABBIT

Địa chỉ: Số 17 Ngõ 2 Quần Ngựa, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 024 23479797

Website: www.momorabbit.vn

Fanpage: MomoRabbit - Less is Better

Email: lienhe@momorabbit.vn

Viết bình luận của bạn
Bình luận (2)
binh-luan

stilsox Trả lời

12/12/2022

6, the start codon of Cre ER T2 replaces the initiation codon of the BAC transgene or endogenous target gene best price cialis

binh-luan

benuncews Trả lời

31/05/2022

https://newfasttadalafil.com/ - buy cialis online without prescription Cephalexin Dermatitis Xdvgzj Cialis Ipovgh Flexible sigmoidoscopy Can be used to reach the area where approximately to of polyps and cancers occur with a cm scope Can be diagnostic in about twothirds of all CRCs e. Qprljo https://newfasttadalafil.com/ - cheapest cialis 20mg Xsburm

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy