Momo Rabbit

Ăn dặm mặn bao nhiêu thì đủ và câu trả lời của bác sĩ 

07 tháng 03 2021
Nguyen Hong Diep

Cuộc chiến ăn dặm giữa các bà và các mẹ vẫn diễn ra dai dẳng qua nhiều thế hệ, đặc biệt trong quan niệm bỏ thêm muối, mắm vào đồ ăn dặm cho bé. Thực tế bé cần bao nhiêu lượng muối để đáp ứng nhu cầu cơ thể và có nên cho mắm muối vào đồ ăn dặm của bé hay không? Cùng Momo Rabbit lắng nghe câu trả lời của người có chuyên môn mẹ nhé.

Nhu cầu muối của trẻ nhỏ

Nhu cầu muối thực tế của trẻ nhỏ ít hơn rất nhiều so với người lớn

Cơ thể của bé cũng cần được bổ sung hàm lượng Na từ muối để cân bằng vi chất trong cơ thể. Theo khuyến cáo của Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), lượng muối cần có của trẻ nhỏ tương ứng như sau: 

Dưới 12 tháng tuổi, 1g/ngày (chỉ bằng ⅙ thìa cà phê)

Từ 1 đến 3 tuổi, 2g/ngày

Từ 4 đến 6 tuổi, 3g/ngày

Từ 7 đến 10 tuổi, 5g/ngày

Trên 11 tuổi, 6g/ngày

Tuy đây là chỉ số đo lường theo cơ sở của người phương Tây, trong khi người Việt Nam nổi tiếng ăn mặn hàng đầu thế giới và nêm mắm muối vào đồ ăn hàng ngày rất nhiều, nhưng có thể thấy nhu cầu muối thực sự của trẻ nhỏ rất ít. 

Phần dư thừa của lượng muối đưa vào cơ thể không hấp thụ hết sẽ được lọc và đào thải ra ngoài qua thận. Càng nhiều muối thận phải làm việc càng nhiều.

Tuyệt đối không cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 12 tháng tuổi

Hàm lượng muối có sẵn trong thực phẩm là đủ cho trẻ dưới 1 tuổi

Mắm muối không phải là nguồn cung cấp hàm lượng muối duy nhất cho cơ thể. Trong thịt, cá, rau, sữa công thức, chế phẩm sữa đều có sẵn lượng muối đủ cho nhu cầu của bé dưới 12 tháng tuổi. 

Về cấu tạo cơ thể, trẻ nhỏ cần 3 năm đầu đời để chức năng thận đạt tương đương người lớn, tức là dưới 1 tuổi thận của bé vô cùng yếu ớt và không đủ khả năng đào thải lượng muối dư thừa được thêm vào đồ ăn dặm. 

Nếu cơ thể có thiếu muối nhẹ sẽ tự động giảm lượng đào thải Na và kích thích nhu cầu tái nạp để tự cân bằng. 

Ăn quá mặn khiến thận của bé phải hoạt động quá tải, dẫn tới suy yếu chức năng, ảnh hưởng lâu dài. Đồng thời dư thừa muối gây ra các chứng bệnh về tim mạch, huyết áp rất nguy hiểm. 

Quan niệm rằng ăn nhạt thì khó ăn hay ăn mặn cho cứng cáp là không chính xác. Người lớn không thể ăn các món nhạt một phần lớn bởi thói quen ăn mặn tích luỹ trong nhiều năm. Trong khi đó, hệ thần kinh cảm giác của trẻ nhỏ lại nhạy bén hơn gấp nhiều lần nên rất dễ phát hiện và bị kích thích bởi những tác nhân như độ mặn. Chính bởi vậy nếu người lớn thấy vừa ăn tức là trẻ nhỏ thấy rất mặn, và đó cũng là nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn, sợ cháo ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc bé cứng cáp là do nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng giúp tạo ra hệ miễn dịch vững vàng và nền tảng phát triển tốt chứ không liên quan gì đến muối. 

Tổng kết những kinh nghiệm sai lầm trong việc nêm mắm muối vào đồ ăn dặm

Thói quen ăn mặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khoẻ

Thận trẻ chỉ thực sự trưởng thành sau 3 tuổi và nhu cầu thực tế của bé về muối rất ít so với người lớn. Do đó: 

Nêm muối cho bé dưới 12 tháng tuổi là sai.

  • Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai.

  • Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ cứng cáp càng sai.

  • Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con uống nhiều nước và nôn trớ sau đó.

  • Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con biếng ăn và sợ ăn cháo.

  • Nếu ông bà vẫn giữ quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho con thì CHÍNH MẸ hãy là người nấu những bữa ăn cho con. Hãy bỏ ra 15 phút để nấu nồi cháo khoa học cho chính con mình.

Momo Rabbit chúc mẹ nuôi bé khoa học để bé khoẻ mạnh, lớn khôn mà không phải chịu bất kỳ tổn hại gì từ sai lầm trong dinh dưỡng nhé. 


 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy