Momo Rabbit

Bé ăn dặm có thể dùng những loại gia vị nào?

10 tháng 11 2021
Nguyen Hong Diep

Ăn dặm là một hành trình đặc biệt thú vị với cả bố mẹ và bé khi bé vừa cán mốc 6 tháng. Cho bé ăn gì, liều lượng thế nào để bé khỏe, mẹ vui là một vấn đề không đơn giản. Cùng gỡ rối những khúc mắc khi tập cho bé ăn dặm trong bài viết dưới đây của Momo Rabbit mẹ nhé.

Khởi đầu ăn dặm không nước mắt

Khởi đầu ăn dặm đúng cách giúp bé dễ hợp tác, phát triển tốt

 

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng để chuyển giao từ tiếp nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa mẹ, sữa công thức sang các dạng thức ăn khác. Mọi em bé đều cần phải trải qua giai đoạn này để có thể làm quen với thế giới thực phẩm phong phú, để hoàn thiện bộ máy tiêu hoá và trưởng thành, cứng cáp hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào bé cũng bước vào giai đoạn ăn dặm dễ dàng. Điều này đến phần lớn bởi mẹ chọn thời điểm bắt đầu ăn dặm không phù hợp với khả năng và các dấu hiệu của bé. 

Ăn dặm quá sớm là sai lầm phổ biến thường gặp. Nhiều gia đình vì áp lực bên ngoài và thiếu kiến thức trong chăm sóc trẻ nhỏ mà cho bé ăn dặm rất sớm với lý do  để bé cứng cáp hơn, đủ chất và khỏe hơn. Tuy nhiên việc này khiến cho đường tiêu hoá của bé bị tổn thương lâu dài, dẫn tới chứng kém hấp thụ, biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng. Bé càng không ăn gia đình càng cố ép rất tội con. 

 

Trong số các vấn đề về ăn dặm, cho bé ăn gia vị quá sớm là sai lầm phổ biến nhất các mẹ thường mắc phải

 

Mức độ thô của thực phẩm không phù hợp với lứa tuổi: Nhiều gia đình cho bé ăn dặm nhưng lại bỏ qua các tín hiệu quan trọng và giai đoạn ăn thô của bé khiến cho bé phải ăn đồ mềm quá lâu, khả năng nhai nuốt, phối hợp răng lưỡi kém phát triển. Điều này phổ biến thường gặp bởi lý do bé chưa mọc răng sợ con không nhai hoặc sợ cho con ăn thô khiến bé hóc nghẹn. Sai lầm này dẫn tới hậu quả bé gặp khó khăn trong khả năng nhai, biếng ăn, lười nhai, hay ngậm thức ăn, tiêu hoá kém. 

Cho trẻ tiếp xúc với gia vị quá sớm: Một sai lầm phổ biến khác khiến cho việc ăn dặm nhanh chóng rơi vào cuộc chiến của nước mắt đó chính là việc cho trẻ tiếp xúc với gia vị quá sớm. Muối, đường, nước mắm, hạt nêm … là những gia vị tưởng chừng vô hại, được nhiều người tin rằng sẽ giúp bé ăn ngon hơn nhưng thực ra chính là nguyên nhân khiến bé biếng ăn, rối loạn vị giác, khó hấp thu và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

Sử dụng gia vị đúng cách khi cho bé ăn dặm

Bản thân các loại thực phẩm đã có sẵn hương vị riêng, cung cấp lượng muối, đường tự nhiên đủ cho nhu cầu của bé

 

Để tránh sai lầm trong việc sử dụng gia vị với đồ ăn dặm của bé, mẹ cần hiểu vị giác của trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm, chỉ khác biệt một chút xíu cũng đủ để bé phân biệt, đặc biệt đối với vị mặn. Bên cạnh đó, chức năng tiêu hoá, đào thải chất dư thừa, cơ chế lọc của cơ thể bé còn chưa hoàn thiện nên rất dễ dẫn tới quá tải, rối loạn và tổn thương lâu dài. 

Bản thân trong thực phẩm như thịt, cá, rau, củ, hoa quả đã có sẵn đường, muối tự nhiên với lượng đủ cho nhu cầu của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, dù ăn dặm bé vẫn duy trì nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, sữa công thức, do đó đã có đủ dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết. 

Giai đoạn ăn dặm là nền tảng để bé phân biệt và nhận biết các hương vị nguyên bản, tự nhiên nhất nên mọi gia vị là không cần thiết cho tới khi bé có thể ăn các món ăn chế biến cầu kỳ hơn. 

 

Với mỗi giai đoạn, mẹ có thể cho bé làm quen với các loại gia vị khác nhau

 

Giai đoạn 6 tháng đến 1 tuổi, Momo Rabbit khuyên mẹ tuyệt đối không nên dùng gia vị trong bữa ăn của bé. Chế biến đồ ăn đơn giản, độ thô phù hợp với khả năng nhai nuốt cũng như phương pháp ăn dặm mẹ áp dụng. Nên cho bé ăn tách từng loại thực phẩm để bé có thể phân biệt hương vị tốt hơn. Thường xuyên giới thiệu thực phẩm mới cho bé mỗi 2-3 ngày và luôn để ý tới phản ứng của bé đối với thức ăn mới. 

Giai đoạn trên 1 tuổi đến 2 tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với gia vị như nước mắm có độ đạm thấp, muối, tiêu, rau gia vị. Tuyệt đối không cho bé ăn hạt nêm, bột ngọt bởi những gia vị này có chứa thành phần gây ức chế thần kinh rất không tốt cho bé. Các loại đồ ăn chứa đường cần hạn chế càng ít càng tốt. 

Giai đoạn trên 2 tuổi, lúc này bé có thể ăn được các bữa ăn với nhiều loại đồ ăn khác nhau và cách chế biến khác nhau. Mẹ có thể sử dụng gia vị đa dạng hơn, nhưng cũng cố gắng hạn chế tối đa mắm, muối, đường để tránh dư thừa và gây quá tải cho các cơ quan nội tạng của bé. 

Lưu ý khi nấu đồ cho bé ăn dặm

Thực hành ăn dặm đúng cách giúp bé khoẻ, mẹ nhàn tênh

 

Ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản trong chế biến đồ ăn dặm cho bé như từ loãng tới đặc, từ nhuyễn tới thô, từ mặn tới ngọt. Những nguyên tắc này là cơ sở để mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh thực phẩm và các chế biến cho phù hợp với khả năng của bé. 

Thực phẩm của bé cần tuân theo 3 điều: sạch - đa dạng - phù hợp. Luôn chọn lựa đồ tươi để chế biến đồ ăn dặm cho bé thay vì đồ đông lạnh, đồ để lâu ngày. Thay đổi thực phẩm đa dạng để giúp bé làm quen với nhiều hương vị, nhiều loại đồ ăn nhất có thể. Thực phẩm đó phải phù hợp với khả năng tiêu hoá, hấp thụ của bé, những thực phẩm có thể gây ra dị ứng, đi ngoài cần phải được loại bỏ. 

Dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm cần được giữ cân bằng giữa các nhóm chất tinh bột - chất đạm - chất béo - vitamin & khoáng chất. Đặc biệt chú ý bổ sung rau xanh, các loại củ nhiều màu sắc trong bữa ăn của bé. Thịt, cá chỉ cần một lượng nhỏ bởi những món này thường rất lâu tiêu, dễ gây đầy bụng, táo bón, thừa chất cho bé. 

 

Chăm con nhỏ khó hay dễ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận và áp dụng thông tin của mẹ. Momo Rabbit chúc mẹ là người mẹ thông thái để chăm sóc bé hạnh phúc mỗi ngày, đặc biệt là giai đoạn bé ăn dặm


 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy