Momo Rabbit

Bé bị hăm, mẹ đã biết cách xử lý?

28 tháng 10 2022
Nguyen Hong Diep

Khi trẻ bị hăm tã sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bé biếng ăn và khó vào giấc hơn bình thường. Vậy làm thế nào để bố mẹ có thể giúp bé yêu ngừa hăm đúng cách? Cùng Momo Rabbit Việt Nam tìm hiểu nhé!

Trước tiên, bố mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở các bé. 

Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Hăm tã là tình trạng bé bị viêm vùng da mặc tã. Vùng mông, vùng bẹn của bé xuất hiện các vết đỏ, mẩn, ngứa khiến bé khó chịu, quấy khóc. Nguyên nhân gây ra thường là :

  • Bỉm quá chật: Khi chọn mua bỉm cho bé, nhiều mẹ muốn con không bị tràn bỉm nên lựa chọn những loại có kích thước nhỏ hơn so với trọng lượng của bé để giúp bỉm quá ôm vào cơ thể con. Tuy nhiên, khi bé mặc bỉm bị chật có thể gây khó khăn cho việc thoát khí, khiến da bé thường xuyên phải tiếp xúc với hơi ẩm dẫn đến tình trạng hăm đỏ.

Mặc bỉm cho bé quá chật cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị hăm

  • Bỉm quá dày: Một số mẹ cho rằng bỉm dày thấm hút tốt hơn bỉm mỏng nên khi bé tè nhiều, mẹ chọn các loại bỉm dày cho con. Mặc bỉm quá dày sẽ khiến da bé khó “hô hấp”, mồ hôi, nước tiểu…khó thoát hơi ra ngoài, gây hầm bí, khiến bé bị hăm. Giải pháp cho các mẹ là hãy tìm đến những loại bỉm mỏng mà vẫn có khả năng thấm hút tốt cho bé. 

<Tham khảo bỉm Momo Rabbit siêu mỏng- siêu thấm hút đến từ Hàn Quốc>

  • Mẹ không thay bỉm cho bé thường xuyên: Điều này khiến da bé bị ẩm do phải tiếp xúc với nước tiểu trong thời gian dài. Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi trùng phát triển, gây bệnh trên da, làm da bé bị đỏ, nổi mụn, ngứa, rát.

  • Da bé bị dị ứng với chất liệu làm bỉm hoặc giấy ướt: Chất liệu làm bỉm, chất tạo mùi có trong bỉm hoặc giấy ướt có hóa chất khiến da bé bị kích ứng.

Các cấp độ hăm ở trẻ

  • Cấp độ 1 (nhẹ): Da bé ửng đỏ nhẹ nhưng chưa gây ngứa, bé chưa quấy khóc hay có biểu hiện gì rõ ràng.

  • Cấp độ 2: Vùng da ửng đỏ lan rộng, bắt đầu nổi mụn đỏ. Bé bắt đầu thấy ngứa và thường xuyên dùng tay gãi hoặc cọ xát vào bỉm.

  • Cấp độ 3 (trung bình): Vết hăm đậm màu, vết ửng đỏ có diện tích lớn và xuất hiện với mật độ dày trên da. Lúc này, bé có thể quấy khóc, khó ngủ, khó chịu cả ngày.

  • Cấp độ 4 (nguy hiểm): Da bé bắt đầu sưng, đỏ dữ dội, có thể nổi mủ. Sự khó chịu khiến bé bỏ bú, bỏ ăn, mất ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

  • Cấp độ 5 (nguy cơ biến chứng): Da bé bị sưng và phù nề, xuất hiện các vết sần sùi đỏ sậm, mưng mủ. Lúc này nguy cơ da bé bị nhiễm trùng, biến chứng là rất cao. Bé có thể bị sốt nhẹ. Điều trị không đúng cách có thể để lại sẹo xấu xí trên da bé.

Cách chăm sóc khi bé bị hăm

Không nên làm gì?

  • Không nên mặc bỉm cho bé quá chật, quá dày, khiến da bé bị bí bách, khiến bé bị hăm.

  • Không dùng phấn rôm cho bé để tránh làm bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng hăm tã trở nặng hơn.

  • Không dùng các loại kem trị hăm, ngừa hăm cho bé khi chưa tìm hiểu kỹ thông tin hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. 

 

Hạn chế dùng phấn rôm để tránh làm bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng hăm trở nên nặng hơn

Nên làm gì?

Khi chọn mua bỉm cho bé:

  • Chọn bỉm của thương hiệu uy tín, có giấy chứng nhận an toàn về da liễu cho bé,

  • Chọn bỉm vừa vặn với cân nặng và kích thước cơ thể con.

  • Chọn những loại bỉm mỏng, mềm mịn với da bé để tránh cọ xát nhiều khiến da bé mẩn đỏ. 

  • Ngoài ra, mẹ cần quan tâm đến tốc độ thấm hút và khả năng thấm hút của bỉm. Chọn những bỉm mỏng nhưng vẫn thấm hút nhanh, nhiều để hạn chế tối đa tình trạng tràn bỉm hoặc để da bé phải tiếp xúc với chất lỏng quá lâu khiến bé dễ bị hăm.

Bỉm Momo Rabbit là sản phẩm của Essenlue - công ty có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất tã bỉm cho bé tại Hàn Quốc. Bỉm có thiết kế mỏng khoảng từ 2mm-4mm tùy dòng. Khả năng thấm hút một số dòng có thể lên tới 1,6l giúp bé đóng bỉm qua đêm thoải mái mà không bị tràn bỉm. Tốc độ thấm hút của bỉm nhanh, không gây thấm ngược, khiến da bé khô thoáng suốt ngày dài, hạn chế nguy cơ bé bị hăm.

 

Tã bỉm Momo Rabbit Hàn Quốc siêu mỏng- siêu thấm hút giúp hạn chế tình trạng hăm tã cho bé

Khi vệ sinh cho bé mẹ cần chú ý:

  • Sau khi tắm rửa hoặc vệ sinh cho con, bố mẹ cần lau khô cơ thể cho bé rồi mới mặc bỉm, không nên mặc bỉm khi người con còn ướt.

  • Cách 3-4 tiếng hãy thay tã cho bé 1 lần, tránh để bé mặc bỉm quá lâu hay đến lúc đầy bỉm rồi mẹ mới thay.

  • Khi thay bỉm cho bé mẹ cần vệ sinh kĩ các vùng da bẹn, bộ phận sinh dục ngay khi bé mới đi vệ sinh xong bằng nước ấm. Sau đó dùng khăn khô mềm lau cho bé rồi mới mặc bỉm mới.

  • Sử dụng các loại khăn ướt không cồn, không hương liệu, dịu nhẹ với làn da bé

  • Khi bé bị hăm, cha mẹ nên bỏ bỉm cho con một thời gian để da con khô thoáng. Con cảm thấy khó chịu hơn và các vết hăm trên da con nhanh chóng hồi phục hơn. 

Trong trường hợp các vùng da bị hăm của bé không có dấu hiệu cải thiện mà còn tệ hơn trước thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để khám và điều trị ngay. 

 

Trên đây là nguyên nhân, các triệu chứng và cách phòng và điều trị hăm cho bé mà Momo Rabbit gợi ý cho các mẹ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp các mẹ bớt hoang mang, biết cách xử trí đúng cách khi bé yêu bị hăm.

 


 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy