Bé chậm biết đi? “Thủ phạm” là bỉm xệ, vón cục!
Trong nhiều nguyên nhân khiến cho bé chậm biết đi, bỉm xệ, bỉm vón cục là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bất ngờ nhất. Điều tưởng chừng như không có gì ghê gớm này ảnh hưởng thế nào tới khả năng đi lại của bé?
Như thế nào là chậm biết đi?
Tuỳ theo thể trạng mỗi bé mà có thể đi sớm hay muộn khác nhau
Khả năng đi lại của các bé hoàn toàn không giống nhau. Có những bé bắt đầu tập đi từ rất sớm, khi mới 9-10 tháng tuổi, trong khi có những bé 18-20 tháng mới có thể đi những bước đầu tiên. Thông thường các bé bước vào giai đoạn 12-14 tháng là có thể bắt đầu biết đi, sau mốc 18 tháng nếu bé vẫn chưa thể tự biết đi độc lập sẽ được tính là bé chậm biết đi và sau 24 tháng chưa biết đi thì bố mẹ cần phải kiểm tra y tế cho bé.
Qua các giai đoạn phát triển trước đó như tập lẫy, tập bò, tập bám đứng, bố mẹ có thể giúp bé tăng khả năng phát triển cơ bắp cần thiết để bé có thể tự bước đi những bước đầu tiên.
Nguyên nhân khiến bé chậm biết đi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm biết đi của bé, Momo Rabbit gửi ba mẹ để có thể tham khảo ngay cho con yêu:
Có nhiều nguyên nhân khiến bé chậm biết đi mẹ cần loại trừ để có phương án khắc phục tốt nhất
Bé sinh non: Những em bé sinh non không đủ tháng thường sẽ biết đi muộn hơn các bạn vì các bé cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện cơ thể do không đủ thời gian phát triển trong bụng mẹ. Thiệt thòi đó khiến bé có thể yếu ớt hơn về xương khớp, khả năng vận động nên có thể sẽ chậm biết đi hơn.
Bé chưa sẵn sàng: Nếu như bé đã vượt qua mọi giai đoạn phát triển trước đó như lẫy, trườn, bò, ngồi, đứng … không gặp trở ngại gì mà vẫn chưa đi thì có thể đơn giản là bé chưa sẵn sàng cho điều đó. Nhiều bé tâm lý nhút nhát, sợ ngã đau, sợ cảm giác chênh vênh hoặc có những bé có sở thích chỉ muốn được ngồi chơi, ít muốn di chuyển thì việc bé chậm biết đi là hoàn toàn có thể hiểu được. Bố mẹ có thể an tâm rằng khi bé đã chuẩn bị sẵn sàng bé sẽ đi được ngay thôi.
Khi chăm sóc hàng ngày cho bé mẹ cần quan sát các dấu hiệu để biết bé chậm biết đi vì sao
Do xương khớp, cơ bắp và các vấn đề sức khoẻ khác: Bé gặp vấn đề trong phát triển cơ bắp, xương khớp khiến cho chân tay yếu ớt, cột sống không đủ khoẻ sẽ khiến cho mọi vận động trở nên chậm hơn, trong đó có đi lại. Bên cạnh đó, những bé có vấn đề với nội tạng như bệnh về tim, phổi … cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển vận động. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân này, bố mẹ cần cho bé đi khám chuyên môn và làm các xét nghiệm cần thiết ở bệnh viện chuyên khoa về nhi.
Do chăm sóc của bố mẹ: Loại trừ các nguyên nhân bệnh lý và khả năng tự thân của bé, sự chăm sóc của bố mẹ cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến việc bé chậm biết đi.
Nhiều gia đình mong con phát triển lại áp dụng những phương pháp sai lầm như cho bé tập bài tập vận động sai cách, sai thời điểm, cho bé dùng xe tập đi từ sớm … Những việc làm này không những không giúp cho bé biết đi sớm mà ngược lại còn khiến cho bé gặp vấn đề trong phát triển cơ bắp, sai lệch chu trình tự nhiên, khiến bé càng khó khăn hơn trong việc bước đi.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bé hàng ngày cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng biết đi của bé
Chế độ dinh dưỡng: Đây cũng là một vấn đề thường xuyên mắc phải với nhiều gia đình. Cho bé ăn thiếu chất, lệch lạc (chỉ cho bé ăn những thứ bé thích mà thiếu cân bằng nhóm dinh dưỡng) khiến bé suy dinh dưỡng, thấp còi, qua đó gân cơ, xương khớp kém phát triển gây ra chậm biết đi. Ngược lại, nhiều gia đình lại áp dụng các chế độ ăn quá thừa chất, lượng bữa ăn, thức ăn quá nhiều khiến bé bị thừa cân, béo phì. Cân nặng chênh lệch lớn so với khả năng nâng đỡ của cơ bắp sẽ khiến bé không thể tự bước đi, gặp vấn đề nghiêm trọng với cơ khớp khi phải chống chịu tải trọng lớn từ khi còn bé.
Sử dụng bỉm vón cục: Sử dụng bỉm kém chất lượng, vón cục, chảy xệ hàng ngày cũng khiến bé gặp nhiều vấn đề dẫn tới chậm biết đi.
Tã bỉm xệ ảnh hưởng thế nào tới khả năng đi của bé?
Tã bỉm vón cục sẽ gây vướng víu ảnh hưởng tới vận động của bé bao gồm cả tập đi
Theo một nghiên cứu năm 2013 của US National Medicine, tã bỉm gây vướng giữa 2 chân, ảnh hưởng tới cấu trúc bước đi, độ dài, độ rộng bước chân, dáng đi và cản trở khả năng vận động của bé.
Tã bỉm chảy xệ, vón cục sẽ tạo thành 1 khối vướng víu khiến bé gặp khó khăn khi bước đi, lâu dài sẽ gây biến dạng bước chân, đi 2 hàng. Những ảnh hưởng này có thể nhìn thấy rõ trên bản đồ bước chân phía dưới, nơi có sự so sánh rõ ràng giữa việc không mặc bỉm, có mặc bỉm mỏng và bỉm dày, cộm, vón cục.
Dáng đi không chuẩn, không tự nhiên khiến cho bé khó giữ thăng bằng hơn, các bước chân hướng ra 2 bên thay vì thẳng tới phía trước, bé cũng dễ bị ngã hơn khi đi, điều này khiến bé khó khăn trong việc tập đi.
Việc phải mặc bỉm vón cục sẽ khiến bé tăng cọ xát vùng đùi trong, bẹn, dễ dẫn tới những vết trầy xước, tổn thương. Đây là tiền đề của hăm tã, viêm da, đặc biệt khi bé vận động nhiều vào mùa hè. Những tổn thương dù rất nhỏ cũng có thể khiến bé bị đau, ngại vận động hơn.
Những điều bố mẹ nên làm giúp khắc phục tình trạng bé chậm biết đi
Chọn lựa bỉm mỏng, nhẹ, không vón cục sẽ giúp bé tập đi và vận động dễ dàng hơn
Bố mẹ cần hiểu bé, nắm rõ khả năng của bé để hỗ trợ bé trong việc tập đi. Mỗi em bé có khả năng khác nhau nên bố mẹ không nên ép bé tập đi quá sớm mà chỉ nên hỗ trợ bé theo từng giai đoạn để cơ thể bé cứng cáp hơn, qua đó sẵn sàng cho những bước đi đầu tiên.
Lựa chọn bỉm mỏng, thấm hút nhanh, dàn đều tốt, không chảy xệ, vón cục và thật mềm mại sẽ giúp bé thoải mái hơn trong vận động từ đó đi lại dễ dàng hơn. Đó là lý do bỉm Momo Rabbit Hàn Quốc luôn là lựa chọn số 1 cho những bà mẹ đang có con trong giai đoạn vận động nhiều, tập đi. Chất lượng và độ an toàn của các dòng bỉm Momo Rabbit đã được kiểm chứng tại thị trường khó tính hàng đầu là Hàn Quốc mang tới sự yên tâm tuyệt đối cho mẹ bỉm sữa Việt.
Mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý với độ tuổi của bé để cho bé luôn đủ chất và khỏe mạnh từ bên trong. Mẹ cũng cần chú ý bổ sung cho bé vitamin D để hỗ trợ tăng canxi, phát triển xương cũng như các vi chất khác.
Cho bé vận động nhiều ngoài thiên nhiên cũng là cách để thúc đẩy sự tò mò thích khám phá của bé. Khi muốn tìm hiểu những thứ ngoài tầm với cơ thể bé sẽ phát triển cơ chế vận động tốt hơn. Môi trường bên ngoài thông thoáng cũng sẽ tốt hơn cho bé thay vì 24/24 trong phòng kín, điều hoà.
Khi thấy dấu hiệu bé chậm biết đi mẹ hãy kiểm tra ngay những nguyên nhân được nhắc tới trong bài viết và đặc biệt cần thay ngay loại bỉm không chảy xệ, vón cục để giúp bé phát triển tốt hơn. Momo Rabbit chúc bé yêu của mẹ nhanh có những bước đi đầu đời vững chắc nhé.
Bài viết liên quan:
- Mặc bỉm cho bé bao lâu thì thay
- Chọn bỉm nào không hăm cho bé yêu
- Nên hay không nên sử dụng bỉm Momo Rabbit for boy/girl cho bé?
Bình luận (1)
Erareegat Trả lời
08/05/2022Vofmfe https://newfasttadalafil.com/ - cialis without a doctor's prescription Cialis Foro Comprar Cialis Vgxbje Hvusch https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Viagra Achat En Ligne En Saint Orabjd