Momo Rabbit

Biếng ăn sinh lý ở trẻ - Mẹ phải làm sao? 

17 tháng 05 2022
Nguyen Hong Diep

Có rất nhiều lý do khiến bé yêu không hứng thú với bữa ăn hàng ngày. Nguyên nhân có thể đến từ việc bé đang bước vào giai đoạn chuyển giao về thể chất và tâm lý, đó là hiện tượng biếng ăn sinh lý thường gặp. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu về giai đoạn đặc biệt này nhé mẹ ơi. 

Thế nào là biếng ăn sinh lý?

Trẻ biếng ăn khiến nhiều bố mẹ lo lắng

 

Có rất nhiều dạng biếng ăn: biếng ăn tâm lý (con sợ hãi vì bị ép ăn, thúc ăn nhanh, bị mắng khi vào bữa… lâu dần hình thành phản xạ từ chối việc ăn uống), biếng ăn bệnh lý (con gặp vấn đề về sức khỏe hoặc răng miệng khiến con không có hứng thú với việc ăn uống) và biếng ăn sinh lý (xuất hiện khi con bước vào giai đoạn biến đổi về thể chất và tâm lý, ví dụ như con mọc răng, tập lẫy, tập đi, khủng hoảng ngủ…)

 

Xem thêm về khủng hoảng ngủ của trẻ sơ sinh tại đây.

 

Biếng ăn sinh lý khác với biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý, thường chỉ diễn ra trong 1-2 tuần. Sau khoảng thời gian này, khi cơ thể con đã thích nghi với các giai đoạn chuyển đổi, con sẽ quay lại ăn uống bình thường mà không cần sự can thiệp của ba mẹ. 

Các mốc biếng ăn sinh lý thường gặp 

Bất cứ giai đoạn nào bé cũng có thể gặp tình trạng biếng ăn sinh lý

 

Biếng ăn sinh lý có thể xuất hiện tại một trong những giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 3-4 tháng tuổi: Bé tập ngóc đầu và tập lẫy. 

Giai đoạn 6 tháng: Con bước vào giai đoạn ăn dặm, làm quen với chế độ ăn mới với những hương vị hoàn toàn mới. 

Giai đoạn 9-11 tháng: Con tập bám vịn và bước những bước đầu tiên. 

Giai đoạn 16-18 tháng: Con làm quen với thế giới ngôn ngữ và tập trung khám phá bên ngoài bằng tất cả các giác quan của mình. 

Ngoài ra còn một số giai đoạn khác cũng có thể gây ra chứng biếng ăn sinh lý, chủ yếu xảy ra khi con phải thay đổi môi trường sống hoặc thay đổi lịch sinh hoạt (con đi lớp, con có người chăm sóc khác, con đi du lịch dài ngày…) 

Triệu chứng biếng ăn sinh lý 

Bố mẹ cần hiểu rõ triệu chứng để phân biệt biếng ăn sinh lý và bệnh lý

 

Bố mẹ có thể quan sát phản ứng của con trong cữ ăn/ cữ bú mỗi ngày để xác định xem có phải con đang gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý không: 

Đối với bé còn đang ăn sữa hoàn toàn, bé sẽ bú ít hơn bình thường, ít hoặc không thức dậy bú vào ban đêm, thời gian mỗi cữ bú ngắn hơn, không chủ động đòi ăn, thậm chí từ chối khi tới cữ bú. 

Đối với bé đã ăn dặm hoặc chuyển hẳn sang ăn cơm, con chỉ ăn một số món nhất định, không ăn món mới, ăn ít hơn hoặc thậm chí bỏ bữa không có lý do. 

Con đột nhiên sụt cân hoặc chững cân dù không bị bệnh.

Con quấy khóc, hay ngậm hoặc phun thức ăn, không chịu ăn những món bé thích.

Làm thế nào để khắc phục chứng biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý hoàn toàn có thể khắc phục

 

Ba mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé bị biếng ăn sinh lý bởi thời kỳ sẽ nhanh chóng qua nhanh. Trong giai đoạn này bố mẹ hãy thật kiên nhẫn với bữa ăn của con, kích thích con ăn nhiều hơn bằng một vài gợi ý nhỏ từ Momo Rabbit như sau: 

Tăng số bữa, giảm lượng của từng bữa để rút ngắn thời gian của bữa ăn mà vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng cho bé. Ba mẹ nên để con ăn cùng gia đình, động viên và không ép con ăn. Hạn chế hoặc loại bỏ tối đa ipad, tivi, điện thoại tránh xa khỏi bữa ăn của con. 

Ưu tiên chọn những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, đặc biệt là những món ngày thường bé thích ăn. 

Trang trí bắt mắt, ngộ nghĩnh. Đây cũng là cách giúp con tập trung hơn vào bữa ăn đó ạ! 

Tăng lượng sữa và thức ăn phụ để “bù đắp” vào phần thiếu hụt. Một số món ăn phụ gợi ý cho bé có thể kể tới như phô mai, sữa chua, bánh quy ăn dặm đều rất ngon miệng và dễ ăn. 

Không ăn rong, để con tự làm chủ bữa ăn của mình. Tốt nhất hãy để bé tự cầm nắm, thưởng thức món ăn theo cách con chọn. Ba mẹ chỉ là người định hướng và hỗ trợ bên ngoài. 

 

Momo Rabbit hy vọng với những chia sẻ trên đây, ba mẹ đã có thể tự tin khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý của bé yêu. 

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy