Các bệnh giao mùa ở trẻ bố mẹ cần lưu ý
Khi thời tiết thay đổi, viêm phế quản, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản…là hàng loạt các bệnh giao mùa nguy hiểm mà trẻ nhỏ rất dễ mắc phải. Nắm được dấu hiệu và cách phòng bệnh sẽ giúp bố mẹ có cách xử trí đúng cách để bảo vệ bé. Momo Rabbit giúp bố mẹ nắm được những kiến thức cơ bản cần nhớ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cảm cúm
Cảm cúm là một trong số những bệnh giao mùa lành tính, tuy nhiên một số trường hợp, bố mẹ nhầm lẫn các triệu chứng của cảm cúm với cảm lạnh thông thường, dẫn tới chăm sóc và điều trị không đúng cách và xảy ra biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi…
Cảm cúm khi điều trị không đúng cách có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng tai, viêm kết mạc, viêm phổi…
-
Dấu hiệu trẻ bị cúm, khi nào cần phải đến gặp bác sĩ?
Các triệu chứng dễ nhận biết khi trẻ mắc cảm cúm đó là sốt (>38 độ C), ho, đau họng, nghẹt mũi, biếng ăn, nôn mửa, có thể là tiêu chảy. Thông thường, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn sau 14 ngày.
Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu sau:
-
Sốt cao li bì (trên 38.5oC và trên 3 ngày liên tục), trẻ được dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt.
-
Trẻ chán ăn, bỏ bữa, hay nôn mửa.
-
Ngạt mũi kéo dài (trên 14 ngày)
-
Khó thở, thở gấp
-
Co giật
-
Đau tai, trong tai có mủ.
-
Đau mắt, mắt đỏ, có gỉ vàng.
Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để tránh xảy ra biến chứng.
-
Bố mệ nên làm gì để phòng cúm cho trẻ tốt nhất?
-
Tiêm vắc- xin phòng cúm cho trẻ
-
Luôn đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài
-
Tránh xa nguồn lây bệnh
-
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, sử dụng các loại máy điều hòa, hút ẩm không khí.
-
Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý
-
Bổ sung nước và vitamin cho trẻ…
2. Viêm phế quản
Viêm phế quản là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ phải nhập viện do biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong. Vì vậy, đây cũng là một trong số những bệnh giao mùa nguy hiểm cha mẹ cần lưu ý.
- Những triệu chứng gây khó chịu cho trẻ khi bị viêm phế quản:
-
Ho, ngạt mũi
-
Sốt cao hoặc ớn lạnh
-
Tức ngực, thở rút lõm lồng ngực, thở khò khè, thở gấp:
-
Đau bụng, nôn/ buồn nôn.
-
Mệt mỏi, lười vận động, li bì.
-
Chán ăn, ăn ít, mất nước
-
Môi, móng tay, móng chân tím tái
Những triệu chứng viêm phổi làm trẻ khó chịu
-
Để phòng viêm phổi cho trẻ, cha mẹ nên:
-
Tiêm phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ đầy đủ, đúng lịch
-
Phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các bệnh về hô hấp cấp và mãn tính
-
Vệ sinh mũi, họng thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
-
Giữ ấm tay chân cho bé, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh.
3. Tay chân miệng
Ở Việt Nam, số ca trẻ nhiễm tay chân miệng thường có xu hướng tăng mạnh vào thời điểm giao mùa từ tháng 3- 5 hoặc tháng 9- 12. Thông thường, sau 5-7 ngày các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh trở nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tránh xảy ra biến chứng không mong muốn.
-
Dấu hiệu thường thấy trẻ bị tay chân miệng, khi nào cần nhập viện?
-
Sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn
-
Phát ban đỏ, nổi bọng nước
-
Lở loét ở vòm miệng, đầu lưỡi, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh nhầm lẫn với loét miệng thông thường
-
Ngoài ra, trẻ có thể bị loét ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, bộ phận sinh dục
-
Đặc biệt, khi trẻ quấy khóc kéo dài, sốt cao liên tục không hạ, cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện để kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của việc nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.
Trẻ bị tay chân miệng thường phát ban đỏ, nổi bọng nước ở tay, chân, đầu lưỡi
-
Cách phòng tay chân miệng cho trẻ:
-
Rửa thật sạch tay với xà phòng trước khi bế, cho trẻ ăn uống, đi vệ sinh hay thay tã cho trẻ
-
Thường xuyên tiệt trùng, khử khuẩn tất cả các vật dụng dụng tiếp xúc hằng ngày với trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, bàn ghế ăn dặm…
-
Giữ trẻ tránh xa những người đang mắc hoặc nghi ngờ mắc tay chân miệng
-
Khi trẻ nhiễm tay chân miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà.
-
Đảm bảo trẻ ăn chín, uống sôi, hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng.
4. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh giao mùa cực kì nguy hiểm, nó có thể trở thành căn nguyên gây tử vong ở trẻ em nếu không được phát hiện kịp thời.
-
Các triệu chứng khi trẻ mắc sốt xuất huyết:
-
Sốt cao đột ngột, liên tục
-
Đau đầu, đau cơ, đau khớp
-
Chán ăn, buồn nôn, chướng bụng
-
Da sung huyết (xuất hiện chấm đỏ dưới da)
-
Nhức hai hốc mắt
-
Chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu ra máu
-
Tình trạng nguy kịch là khi lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 dẫn đến rối loạn đông máu, cực kì nguy hiểm.
-
Bố mẹ cần làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ?
-
Loại bỏ sự sinh sản của muỗi bằng cách: đậy kín dụng cụ có nước; vệ sinh các vật dụng chứa nước hàng ngày/hàng tuần; thu gom, vứt bỏ các phế liệu như chai lọ, mảnh vỡ; thay nước cắm hoa thường xuyên…
-
Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn
-
Sử dụng bình xịt diệt muỗi, kem bôi chống muỗi…
Sốt xuất huyết là bệnh giao mùa nguy hiểm - căn nguyên gây tử vong ở trẻ em nếu không phòng tránh kịp thời.
5. Viêm não Nhật Bản:
Viêm não Nhật Bản là bệnh giao mùa phổ biến ở các nước châu Á với tỷ lệ tử vong trung bình cao. Viêm não Nhật Bản nguy hiểm bởi nếu chữa khỏi, nó vẫn có thể để lại các di chứng liên quan đến khả năng vận động, giao tiếp, rối loạn thần kinh sau này của trẻ.
Trẻ bị viêm não Nhật Bản có thể mắc di chứng liên quan đến khả năng vận động, giao tiếp, rối loạn thần kinh sau này.
Các biểu hiện trẻ mắc viêm não Nhật Bản
1- 4 ngày đầu có thể mắc các triệu chứng:
-
Có thể sốt cao đột ngột, liên tục trên 39 độ C
-
Đau đầu, buồn nôn, nôn
-
Ở trẻ sơ sinh có thể là khóc thét, bỏ bú
-
Một số trường hợp có thể đau bụng, lỏng phân gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa
Cho tới 1- 2 tuần, trẻ xuất hiện các biểu hiện rối loạn thần kinh như:
-
Khó thở, suy hô hấp, tím tái
-
Li bì, ít vận động, ngủ gà, khó đánh thức, hôn mê.
-
Toát mồ hôi
Cách phòng viêm não Nhật Bản ở trẻ:
-
Tiêm vắc - xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên
-
Phòng, diệt muỗi - bởi muỗi là trung gian truyền bệnh
-
Ngủ trong màn, mặc quần áo dài tay
-
Sử dụng bình xịt muỗi, kem bôi chống muỗi cho trẻ
Trên đây là những kiến thức cơ bản về các bệnh giao mùa trẻ dễ mắc phải. Momo Rabbit hi vọng qua đó cha mẹ đã nắm được những kiến thức cần thiết để bảo vệ bé yêu phát triển an toàn, khỏe mạnh.