Momo Rabbit

Cách đóng bỉm cho bé trai không bị tràn

20 tháng 08 2023
Nguyen Hong Diep

Các mẹ đã biết cách đóng bỉm cho bé trai không bị tràn, không bị hăm chưa? Đóng bỉm đúng cách sẽ giúp các bé vui vẻ thoải mái hoạt động cả ngày đấy nha. Đa số các mẹ lần đầu làm mẹ sẽ gặp khó khăn về vấn đề lựa chọn loại bỉm phù hợp cho bé và chưa biết cách đóng bỉm đúng cách. Vậy nên trong bài viết này Momo Rabbit sẽ giúp các mẹ tìm hiểu các bước đóng bỉm không tràn và tìm hiểu loại bỉm phù hợp với các bé trai nha. 

  1. Bé trai có cần dùng bỉm riêng không?

Bỉm quần bé trai giải quyết các vấn đề tràn bỉm thường gặp

Đối với bé trai và bé gái, đặc điểm giới tính khác nhau nên vị trí bị ướt khi bé đi vệ sinh cũng không giống nhau. Các bé trai thường bị ướt nhiều ở phía trước, ngược lại thì bé gái sẽ bị ướt ở phía sau nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn riêng các loại bỉm phù hợp với giới tính của trẻ để đảm bảo vệ sinh và từng bước giao dục giới tính cho bé yêu.

Về cơ bản thì bỉm bé trai hay bé gái cũng đều gồm 3 lớp là: bề mặt thấm hút trong cùng, phần lõi chứa chất lỏng và lớp ngoài cùng mềm mại làm từ các chất liệu khác nhau tùy loại bỉm. Thay đổi quan trọng nhất để phân chia ra bỉm bé trai và bỉm bé gái nằm ở việc phân bố phần lõi thấm hút trên bề mặt bỉm.

Nhiều loại bỉm quần hiện nay được sản xuất có kết cấu phù hợp với giới tính của mỗi bé. Những loại bỉm dành cho bé trai thường được thiết kế tăng cường hạt gel polymer giúp thấm hút nhanh hơn và hiệu quả hơn ở phía trước. Còn bỉm cho bé gái sẽ có phần đằng sau và giữa sẽ được tăng cường lõi hạt hơn phía trước để chống tràn.

  1. Bốn bước đóng bỉm cho bé trai đúng cách

Thay bỉm đúng cách để giữ vệ sinh tốt hơn, phòng ngừa tràn bỉm, hăm tã

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết để thay bỉm cho bé trai

Hãy đặt sẵn mọi thứ mẹ cần trong tầm tay để thao tác dễ dàng và thuận tiện. Những gì mẹ cần là một cái bỉm sạch, khăn ướt và khăn khô để lau người bé. Một chậu nước ấm, cồn sát khuẩn, bông gòn và kem chống hăm cũng rất cần thiết khi bé còn non và mẹ cần vệ sinh kỹ các khe kẽ. 

Bước 2: Tháo và xử lý bỉm đã qua sử dụng

Mẹ đặt bé nằm ngửa trên đệm để dễ dàng thao tác, sau đó từ từ xé nhẹ hai rãnh bên hông bỉm đối với bỉm quần và bóc miếng dán ở hai bên hông đối với bỉm dán. Từ từ cầm lấy hai chân của bé nhấc nhẹ lên và kéo bỉm từ bên dưới ra ngoài.

Để xử lý gọn bỉm cũ, mẹ có thể cuộn gọn lại sau đó cố định bằng miếng dán hai bên. Như vậy vừa đảm bảo yếu tố vệ sinh, vừa có thể tiết kiệm thời gian dọn dẹp mỗi khi thay tã. Đối với những loại tã bỉm có miếng dán bỉm quần ở mặt sau như Momo Rabbit, các mẹ chỉ việc quấn tã bẩn cho gọn gàng và dán lại.

Bước 3: Vệ sinh kỹ vùng kín bé trai

Các mẹ dùng khăn ướt lau phần mông từ trên xuống dưới, chú ý các kẽ vì có thể chất bẩn còn đọng lại có thể sẽ làm bé bị viêm nhiễm nếu không lau rửa đúng cách. Sau đó, mẹ lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé, có thể kèm theo động tác tuốt nhẹ vùng bao quy đầu giúp cho bé tránh được các vấn đề như bao quy đầu dài hay hẹp dễ dẫn đến viêm nhiễm về sau.

Bước 4: Mặc bỉm mới đúng cách cho bé trai

Tùy vào độ tuổi, bé của mẹ có thể sử dụng bỉm dán hoặc bỉm quần. Khi mặc bỉm cho bé trai, mẹ thao tác theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất. 

Bỉm quần tiện lợi, phù hợp để mẹ mặc cho bé

  • Đối với bỉm dán: 

Bóc bỉm mới, sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn bỉm vào dưới mông bé. Tiếp đó, mẹ hãy bôi kem chống hăm lên mông, bẹn, quanh vùng kín và các phần da nếp gấp rồi mặc tã mới. Kéo miếng dán ở hai bên tã rồi dính lại sao cho ôm vừa người bé. Nếu tã quá chật sẽ gây các vết hằn lên da bé, nếu tã có khe hở sẽ làm rò rỉ chất thải khi bé đi vệ sinh.

  • Đối với bỉm quần: 

Khi bé nằm, mẹ có thể cho 2 tay của mình vào dưới tã, sau đó nhẹ nhàng luồn 2 chân bé vào trong 2 ống tã, từ từ kéo bỉm lên đến phần rốn của bé. Mẹ nên kiểm tra bỉm có bị lệch hay không, chỉnh lại lưng thun để đảm bảo chất thải không bị tràn ra ngoài.

Khi bé đứng, mẹ có thể là điểm tựa, để bé đứng đối diện hoặc cho bé bám vào đồ vật an toàn như giường hay bàn. Sau đó luồn từng chân của bé vào trong ống bỉm và kéo lên như mặc quần bình thường.

Sau khi mặc xong bỉm mới, mẹ nên kiểm tra để chắc chắn bỉm ôm sát cơ thể, các viền chun lưng, chun đùi.. để hạn chế bỉm bị xô lệch và tràn bỉm.

Đặc biệt với các bé trai thì cần kiểm tra xem phần hạ bộ của bé đã nằm dưới đáy tã chưa. Nếu như phần hạ bộ hướng lên trên thì có thể xảy ra trường hợp tràn bỉm. Do đó, mẹ phải đảm bảo phần hạ bộ của bé trai được đặt giữa các vách chống tràn và hướng xuống dưới.

  1. Bỉm quần Momo Rabbit cho bé trai 2023 - Đột phá mới đáng đầu tư cho các bé trai

Bỉm quần bé trai Momo Rabbit 2023 cải tiến vượt trội 

Năm 2023, Momo Rabbit tiếp tục ra mắt những cải tiến mới cho dòng bỉm quần dành riêng cho bé trai. Sở hữu những ưu điểm vốn có của dòng bỉm Hàn Momo Rabbit, bỉm quần bé trai mỏng, mềm, thoáng khí và tối ưu theo cấu tạo sinh lý của bé.

Phần lõi thấm hút được tập trung ở phía trước của bỉm giúp “gia cố” vị trí nhạy cảm thường xuyên bị tràn đối với các bé trai. Sức chứa của bỉm rất lớn lên đến 800-900 ml cùng vách chống tràn cao, để mẹ có thể yên tâm khi bé tè 2-3 lần vẫn không lo tràn bỉm. Khả năng thấm hút được cải thiện đáng kể khi  nhanh hơn 30% so với bản cũ cùng khả năng khóa chất lỏng tốt nên giúp cho mông bé luôn khô ráo. Bỉm quần bé trai Momo Rabbit 2023 vẫn có bề mặt lưu thông khí cùng hàng ngàn lỗ thoát hơi được bố trí cả bên trong, bên ngoài và cả trên chun bụng, giúp thoát khí tối đa, ngăn ngừa hăm bí.Kết luận

Với những thông tin trong bài viết mong rằng mẹ đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để tìm ra cách đóng bỉm cho bé trai không bị tràn một cách phù hợp với bé yêu ở nhà. Momo Rabbit Việt Nam với dòng bỉm quần chuyên biệt cho giới tính nam mang tới sự lựa chọn đáng cân nhắc cho các bà mẹ, gửi trọn tình yêu thương cho các hoàng tử nhỏ.




 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy