Cách xử lý khi bé bị đầy hơi chướng bụng
Đầy hơi chướng bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp giúp mẹ dễ dàng xử lý đầy hơi giúp bé nhé.
Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Đầy hơi khiến bé khó chịu quấy khóc
Trẻ sơ sinh thường xuyên bị đầy hơi do thường xuyên nuốt phải khí khi khóc và bú. Ti mẹ hay ti bình đều có thể khiến bé nuốt phải khí, trong khi tiếng khóc là công cụ ngôn ngữ duy nhất bé có để giao tiếp với mẹ trong giai đoạn sơ sinh.
Mặt khác, khi bé dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn đang tiếp tục phát triển để tiếp nhận, hấp thụ, xử lý và bài tiết thức ăn. Trong những tháng đầu, hệ tiêu hoá của bé phải làm quen với sữa và sự tăng lượng sữa, sau 6 tháng bé lại phải làm quen với thức ăn dặm, sự tăng lượng và loại thức ăn. Khí gây đầy hơi chướng bụng cũng sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn hay hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, cho bé ăn quá so với khả năng cũng gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.
Nguyên nhân gây ra đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Thức ăn khó tiêu là một nguyên nhân gây đầy bụng cho bé
Các nguyên nhân bao gồm:
-
Không tiêu hóa được các loại protein trong sữa: Khi bé bú mẹ hoặc bú bình mà thường xuyên bị đầy hơi, có thể do cơ thể bé không thể tiêu hóa được đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
-
Dư thừa đường lactose: Nguyên nhân do lượng men lactase của bé không đủ để tiêu hóa hết đường lactose mà bé nhận vào.
-
Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ: Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, những gì mẹ ăn cũng tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa của bé. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm có thể gây đầy hơi cũng khiến bé bị đầy hơi. Một số thực phẩm gây đầy hơi bao gồm các loại đậu, bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh, yến mạch, quả bơ, đào, lê, chanh, mận …
-
Do bình sữa và cách mẹ cho bé uống bình.
Những việc mẹ nên làm khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng
Bé sẽ cần mẹ hỗ trợ để vượt qua cơn đầy hơi
Đầy hơi đôi khi xảy ra do những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa của bé. Chẳng hạn chứng trào ngược dạ dày - thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi bị nhầm lẫn với việc bé bị đầy hơi.
Mẹ có thể kiểm tra những điều này để biết được tình trạng đầy hơi của bé có nghiêm trọng hơn so với đầy hơi thông thường không:
-
Nếu bé bị tiêu chảy hoặc táo bón thì đó là biểu hiện của vấn đề tiêu hóa của bé.
-
Mẹ cũng cần để ý đến output của bé về độ lỏng, rắn, màu sắc, bởi đó đều là những dấu hiệu quan trọng của đường tiêu hóa.
-
Theo dõi những biểu hiện cảm xúc của bé. Nếu bé vẫn vui vẻ, không quấy khóc, hay biểu hiện bất thường thì chỉ là đầy hơi nhất thời. Nếu bé bỏ bú, khó ngủ, khó trấn an, quấy khóc nhiều thì có thể vấn đề đã nghiêm trọng hơn.
-
Những dấu hiệu nặng hơn có thể là sốt, máu lẫn trong output …
Khi có biểu hiện bất thường, mẹ có thể cân nhắc đưa bé đến viện sớm để được thăm khám nhé.
Các cách xử lý đầy hơi cho bé sơ sinh
Tư thế bú đúng giúp mẹ nhàn, bé không đầy hơi
Cho bé bú đúng tư thế
Cho bé bú đúng tư thế có thể hạn chế được việc bé nuốt phải nhiều hơi khi bú đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Khi cho bé bú, các mẹ cần luôn chú ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên dễ dàng hơn cho việc ợ hơi loại bỏ khí dư. Nếu bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để bé không nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú.
Mát xa bụng khi bé bị đầy hơi
Mát xa nhẹ vùng bụng giúp bé dễ chịu hơn
Đây là cách giảm đầy hơi chướng bụng hiệu quả. Khi bé bị đầy hơi mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Để giúp bé dễ chịu hơn, mẹ cần mát xa bụng cho bé thường xuyên. Mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoa tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít. Tuy nhiên, không nên mát xa ngay sau khi bé vừa ăn xong.
Chườm nóng vùng bụng
Tận dụng hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi chướng bụng của bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên vùng da mỏng nhất ở tay mẹ. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Mẹ lưu ý không quấn quá chặt và quá nóng gây bỏng da bé nhé.
Giúp bé ợ hơi
Giúp bé ợ hơi đúng tư thế sau khi ăn
Sau khi cho bé bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà nên bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé và vỗ ợ hơi cho bé. Mẹ có thể thử những tư thế khác nhau như:
-
Ẵm bé tựa đầu vào vai mẹ và vỗ nhẹ lên lưng bé.
-
Ẵm bé tựa đầu vào vai mẹ và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ.
-
Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.
-
Để bé nằm sấp trên đùi mẹ, vỗ hoặc xoa lưng cho bé.
-
Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, mẹ có thể thực hiện động tác nhiều lần.
Thay đổi cách ăn của bé
Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho bé bú, hãy chắc chắn bé đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bé ti bình, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để bé không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé. Khi bé bú, không nên để không khí lọt vào tránh bé hít phải hơi khí.
Chúc bé luôn vui tươi và không lo đầy hơi nha!