Momo Rabbit

Cân bằng dưỡng chất trong thực đơn ăn dặm của bé mẹ đã biết cách?

12 tháng 05 2022
Nguyen Hong Diep

Giai đoạn ăn dặm bên cạnh việc giới thiệu càng nhiều thực phẩm đến bé mẹ đừng quên cân bằng dưỡng chất qua từng bữa ăn. Việc đảm bảo cân bằng giúp cho bé hấp thu tốt hơn từ đó phát triển khỏe mạnh. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu cách thức thực hiện điều đó mẹ nhé. 

3 sai lầm cơ bản khi cho bé ăn dặm

Cân bằng dưỡng chất trong thực đơn ăn dặm của bé mẹ đã biết cách?

Mẹ cần lưu ý để tránh mắc những sai lầm khi cho bé ăn dặm

 

Ngay cả các gia đình đã có kinh nghiệm cũng vẫn thường mắc phải những sai lầm cơ bản khi cho bé ăn dặm. 

Ăn dặm sai thời điểm: Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm từ khoảng 5,5 đến 6 tháng tuổi khi bé có các dấu hiệu sẵn sàng. Quá sớm hay quá muộn đều để lại những hậu quả khó khắc phục. 

Không xây dựng thói quen ăn dặm: Sắp xếp lịch sinh hoạt, môi trường ăn và thói quen ăn từ đầu sẽ tránh những vấn đề như biếng ăn, ăn phụ thuộc, ép ăn sau này. 

Thực đơn ăn dặm không khoa học: Các bữa ăn thường quá nhiều đạm, tinh bột mà ít chú trọng đến rau xanh, hoa quả hay các nhóm chất bổ sung khác.

Những nhóm dưỡng chất cần có trong mỗi bữa ăn của bé

Cân bằng dưỡng chất trong thực đơn ăn dặm của bé mẹ đã biết cách?

Đảm bảo các nhóm dưỡng chất trong khẩu phần ăn của bé

 

Để thực sự có các bữa ăn cân bằng dưỡng chất không hề đơn giản bởi rất nhiều hạn chế từ chuẩn bị nguyên liệu, sắp xếp thời gian nấu nướng cho tới khẩu vị của các bé. Tuy nhiên mẹ vẫn nên nắm rõ 4 nhóm dưỡng chất chính cần có trong các bữa ăn.

Nhóm tinh bột: Tinh bột cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày. Được cung cấp từ những thực phẩm quen thuộc với gia đình Việt như gạo, ngũ cốc. Mẹ có thể cho bé ăn đa dạng bột, cháo, cơm, mì, bún để giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm, kết cấu khác nhau. 

Nhóm chất đạm: Chất đạm là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và cấu thành cơ thể con người. Bên cạnh đó chất đạm đóng vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tăng cường đề kháng. Mẹ có thể bổ sung chất đạm cho bé từ động vật hoặc thực vật như thịt cá, các loại hạt, đậu. 

Nhóm chất béo: Đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc cơ thể, chất béo còn giúp dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ bắp và các hoạt động sống khác của cơ thể. Ngoài ra chất béo còn giúp chuyển hoá và tăng cường hấp thu các dưỡng chất, vitamin quan trọng khác. Mỗi bữa ăn mẹ đều nên bổ sung 1 lượng vừa đủ các loại dầu ăn dặm như dầu gạo, dầu olive, dầu gấc.

Nhóm chất xơ, vitamin: Tất cả quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn đều diễn ra trong đường ruột nhờ vào các vi khuẩn, men tiêu hoá. Chất xơ giúp điều hoà hệ vi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi, tăng cường quá trình tiêu hoá và hấp thu. Trong khi đó vitamin là dưỡng chất vô cùng thiết yếu cho mọi chức năng cơ thể con người. Mẹ có thể bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho bé qua các loại rau xanh, các loại củ có màu sặc sỡ, hoa quả hay các chế phẩm tự nhiên khác. 

Những “siêu thực phẩm” nên bổ sung để cân bằng dưỡng chất ăn dặm cho bé

Cân bằng dưỡng chất trong thực đơn ăn dặm của bé mẹ đã biết cách?

Những thực phẩm bổ dưỡng nguồn gốc thực vật rất tốt cho sức khoẻ bé yêu

 

Quả bơ

Bơ chứa nhiều chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh. Trong bơ có các loại vitamin A, C, niacin, folate cùng các khoáng chất như kali, phốt pho, sắt, magie, canxi… Loại trái cây này mềm, mịn và sệt như kem, vậy nên các bé có thể dễ dàng ăn và tiêu hóa tốt.

Chuối

Các nghiên cứu chỉ ra rằng màng nhầy của chuối tạo ra có thể bao lấy dạ dày, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Chuối có vị ngọt nên có thể giúp bé dễ làm quen hơn khi lần đầu ăn dặm. Trong chuối có chứa các loại vitamin A, C, folate và các khoáng chất như kali, phốt pho, selenium, magie và canxi… rất tốt cho bé.

Quả lê

Quả lê chứa vitamin A, C, folate và các khoáng chất như kali, phốt pho, magiê, canxi… rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Hương vị thơm mát tự nhiên của lê sẽ giúp mẹ tăng sự đa dạng cho các bữa ăn của bé mỗi ngày. 

Bông cải xanh

Súp lơ hay bông cải xanh rất giàu dưỡng chất như vitamin A, C, K, các vitamin nhóm B, chất xơ … Ngoài ra còn có khả năng tăng cường miễn dịch rất tốt cho các bé. Bổ sung bông cải xanh vào các bữa ăn như xay nhuyễn cùng cháo bột, ăn trực tiếp, ăn cùng các loại custard vừa giúp bé thêm dưỡng chất vừa tạo sự thú vị cho các bữa ăn.

 

Trên đây là những kiến thức cơ bản và gợi ý để giúp cân bằng dưỡng chất cho các bữa ăn dặm của bé yêu. Nếu mẹ còn thắc mắc hay muốn chia sẻ thêm, đừng quên để lại lời nhắn cho Momo Rabbit nhé. 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy