Momo Rabbit

Dấu hiệu bé thiếu ngủ và tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục cực nhanh cho con 

27 tháng 02 2022
Nguyen Hong Diep

Thời lượng và chất lượng giấc ngủ của các bé chưa bao giờ được các bậc cha mẹ đánh giá đúng khi so sánh cùng việc ăn gì, uống gì, học hỏi điều gì. Cùng với sự phát triển của công nghệ và thói quen sinh hoạt của người lớn, nguy cơ bé thiếu ngủ đang hiện hữu và ảnh hưởng tới sự phát triển của bé trong tương lai. Tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này cùng Momo Rabbit để có giải pháp cho giấc ngủ của bé mẹ nhé.

Khi nào thì bé thiếu ngủ?

Dấu hiệu bé thiếu ngủ và tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục cực nhanh cho con 

Quan sát bé hàng ngày để biết bé có ngủ đủ hay không

 

Những thông số về tổng số giờ ngủ trong một ngày theo từng độ tuổi của các bé chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo. Sở dĩ như vậy vì mỗi bé sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau, mỗi gia đình có hoàn cảnh, yếu tố khác nhau đều ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. 

Tuy nhiên, mẹ có thể nhận thấy việc bé thiếu ngủ thông qua mức độ thoải mái của bé khi thức dậy, tình trạng lơ mơ, ngủ gà ngủ gật khi tỉnh. Các bé thiếu ngủ thường không duy trì được giờ sinh hoạt đủ dài mà có nhiều giấc ngủ ngắn lắt nhắt, đặc biệt giấc ngủ đêm rất kém.

Các bé càng lớn càng có nguy cơ thiếu ngủ cao hơn do sự phát triển giác quan, nhận thức kéo theo sự kích thích, tò mò, hưng phấn khiến bé khó vào giấc, hay giật mình, chuyển giấc kém. 

Rèn thói quen ngủ có giúp bé hết thiếu ngủ?

Dấu hiệu bé thiếu ngủ và tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục cực nhanh cho con 

Có kế hoạch khoa học cho giấc ngủ sẽ giúp bé ngủ đủ giấc

 

May mắn rằng nếu phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu ngủ của bé, thói quen ngủ của bé có thể uốn nắn và điều chỉnh nếu mẹ áp dụng đúng, phù hợp với nhịp sinh học. Căn cứ trên kinh nghiệm thành công của các bà mẹ đã giúp con thiết lập thói quen ngủ lành mạnh có thể nhận thấy khi bé có nhịp sinh hoạt đều đặn, giấc ngủ phân bố phù hợp sẽ phát triển tốt, hoạt bát, vui vẻ khi tỉnh, không bị thiếu ngủ.

Có như vậy bởi não bộ của bé còn rất nhỏ bé trong khi phải tiếp nhận, xử lý vô số thông tin như hình ảnh, màu sắc, âm thanh, nhiệt độ, cảm xúc … Giấc ngủ sẽ là lúc mọi thông tin được sắp xếp, ghi nhớ và cơ thể tự động kích thích sự phát triển tương ứng. Giấc ngủ cũng giúp thần kinh bé lắng lại, kiềm chế các cảm xúc, hưng phấn gặp phải trong ngày. Do đó người ta hay nói rằng “trẻ nhỏ lớn lên trong giấc ngủ”. Các bé có thói quen ngủ tốt sẽ duy trì được giấc ngủ dài hơn, sinh hoạt có giờ giấc và luôn được ngủ đủ theo nhu cầu cơ thể.

Những điều mẹ có thể làm để cải thiện giấc ngủ cho bé

Mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp luyện ngủ được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn nhưng có một số điều cơ bản mẹ nên biết. 

Tiếng khóc không phải là tất cả

Dấu hiệu bé thiếu ngủ và tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục cực nhanh cho con 

Mẹ nên kiên nhẫn và bình tĩnh trước tiếng khóc của bé

 

Mọi bà mẹ đều dễ rơi vào trạng thái lo âu khi nghe thấy tiếng khóc của bé trong giấc ngủ. Tuy nhiên, tiếng khóc chỉ là âm thanh cảnh báo cuối cùng để kêu gọi sự chú ý của mẹ, ít nhất thì khi đó mẹ đã biết mình cần phải làm gì đó để giúp bé nín khóc và ngủ tiếp. Điều mẹ thực sự cần quan tâm là tần suất của những cơn khóc, mức độ kéo dài, nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Nếu chỉ là 1 cơn co cơ thông thường khiến bé giật mình thì thật đơn giản. Nhưng nếu bé thường xuyên tỉnh giấc và khóc, lặp lại nhiều ngày liền thì có thể bé đang gặp phải một vấn đề về sức khỏe cần quan tâm đặc biệt. Hoặc nếu bé khóc kèm những biểu hiện bị đau, khó chịu, nôn trớ thì có thể nguyên nhân là bệnh lý nào đó mẹ cần tìm hiểu kỹ.

3 bước cần làm khi bé khóc trong lúc ngủ

Dấu hiệu bé thiếu ngủ và tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục cực nhanh cho con 

Quan sát và hỗ trợ đúng mức sẽ tốt hơn cho thói quen ngủ của bé

 

Không phải lúc nào bé cũng cần tới sự can thiệp của mẹ để quay lại giấc ngủ. Khả năng chuyển giấc của bé cũng phát triển dần nhờ vào những lần tự kiểm soát đó. Vì vậy, khi nghe thấy bé khóc trong lúc ngủ, mẹ hãy từ từ bình tĩnh quan sát, để cho bé thời gian tự điều chỉnh rồi mới can thiệp. 

Ngay cả khi can thiệp, mẹ cũng nên làm từ nhẹ nhàng bằng cách đặt nhẹ tay lên bé để bé bình tĩnh lại. Đừng vội vàng bế bé lên ru hời càng khiến cho bé giật mình, chới với, khóc lớn hơn. Ở bên bé một chút cho đến khi bé thoải mái, quay lại giấc ngủ là được.

Cuối cùng, khi cả 2 phương án trên đều không thành công mẹ có thể nhẹ nhàng bế bé dậy. Hạn chế việc rung lắc bé khi cố ru bé ngủ. Đặc biệt khi bé đã ngủ lại mẹ cần chậm rãi từ từ đặt bé xuống giường. Sự thay đổi đột ngột về độ cao khiến bé chới với, giật mình tỉnh giấc.

Hạn chế nguồn kích thích trước giờ đi ngủ

Dấu hiệu bé thiếu ngủ và tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục cực nhanh cho con 

Hạn chế kích thích trước giờ ngủ giúp bé đỡ giật mình hơn

 

Để bé có chất lượng giấc ngủ tốt và tình trạng bé thiếu ngủ không xảy ra, mẹ cần lưu tâm hạn chế cho bé tiếp xúc với những nguồn kích thích như tv, điện thoại …, hạn chế nô đùa trước giờ đi ngủ.

Những hoạt động này sẽ khiến não bộ của bé hưng phấn dẫn đến khó vào giấc, những kích thích có thể khiến bé dễ giật mình khi ngủ. Thay vào đó mẹ có thể cùng bé thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng với tinh dầu, đọc sách, kể chuyện cho bé. 

Cách đánh thức cũng quan trọng không kém

Dấu hiệu bé thiếu ngủ và tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục cực nhanh cho con 

Giúp bé duy trì sự tỉnh táo, vui tươi mỗi khi thức dậy mẹ nhé

 

Tập cho bé thói quen ngủ tốt cần đòi hỏi mẹ chấp nhận hy sinh các giấc ngủ ngắn ban ngày để dần hình thành các giấc ngủ dài đặc biệt vào buổi trưa và buổi tối. Nhiều em bé sẽ khó chịu khi bị đánh thức giữa các giấc như vậy nên mẹ cần có cách đánh thức bé ôn hòa nhất. Đừng vội vàng ép bé dậy “như sách” mà hãy cùng nhau thoả hiệp một chút, vỗ về bé nhẹ nhàng, nói chuyện với bé, đón bé bằng nụ cười để bé không căng thẳng, khó chịu.

 

Không duy trì đủ thời lượng ngủ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ. Chính vì vậy mẹ cần có sự tìm hiểu đầy đủ về giấc ngủ của bé để tình trạng bé thiếu ngủ không xảy ra. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, Momo Rabbit đã giúp mẹ có thêm kiến thức và sự tự tin để giúp bé yêu có giấc ngủ an lành nhất.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy