Momo Rabbit

Khi nào trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều là bất thường?

25 tháng 10 2021
Nguyen Hong Diep

Làm cha mẹ, chắc hẳn không ít lần bạn nhìn thấy con chảy dãi. Khi nào trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều và đây có phải là dấu hiệu bệnh lý gì bất thường không, cùng tìm hiểu trong bài viết sau với Momo Rabbit bố mẹ nhé.

Những điều cần biết về vai trò của tuyến nước bọt

Momo Rabbit cùng mẹ tìm hiểu bất thường khi trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều

Tuyến nước bọt rất quan trọng cho sự phát triển của bé 

 

Nhiều bố mẹ rất ngạc nhiên, thậm chí lo lắng khi nhìn thấy con mình chảy dãi nhiều, ướt vô số khăn xô, yếm dãi. Thực ra điều này là hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh bởi sự phát triển của tuyến nước bọt đồng nghĩa với việc con yêu đang lớn lên khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật. 

Nước bọt ngoài vai trò quan trọng duy trì độ ẩm cho khoang miệng của bé còn có là một phần của quá trình tiêu hoá thức ăn. Trong nước bọt có chứa các enzym hữu ích giúp làm mềm thức ăn trong giai đoạn bé bắt đầu ăn thô, ăn dặm. Với đặc tính trơn, nước bọt giúp hỗ trợ kết dính thức ăn, giúp bé dễ nuốt thức ăn hơn. 

Nước bọt còn có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, giúp duy trì sự cân bằng trong cơ thể, giúp bảo vệ và phát triển niêm mạc ruột, niêm mạc thực quản. Ngoài ra nước bọt còn chứa các protein giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, bảo vệ răng miệng. 

Bên cạnh những đặc tính sinh học đó, việc tiết nước bọt còn là cơ chế sinh lý quan trọng để bố mẹ nắm được những  thay đổi trong cơ thể của bé hoặc lường trước các vấn đề về sức khỏe. 

Tiết nước bọt có thể là biểu hiện của quá trình mọc răng, sự kích thích cảm giác thèm ăn, sự phát triển của khứu giác hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một kích ứng có hại cho sức khỏe của bé. 

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều

Để thực hành việc quan sát để thấu hiểu cơ thể bé, bố mẹ cần biết những nguyên nhân cơ bản thường dẫn tới việc tiết nước bọt nhiều ở trẻ sơ sinh. 

Sự phát triển hệ cơ

Momo Rabbit cùng mẹ tìm hiểu bất thường khi trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều

Cơ miệng, hàm của bé còn chưa hoàn thiện khả năng ngậm, nuốt nước bọt

 

Các bé sơ sinh chưa có sự phát triển đầy đủ về chức năng nuốt cũng như các cơ vùng khoang miệng nên rất dễ bị nhễu nước bọt kể cả khi vui chơi hay khi ngủ. Các bé sơ sinh nằm nhiều sẽ ít bị hơn do thường xuyên nằm ngửa, đến khi bé tập lẫy, tập bò mẹ sẽ thấy biểu hiện chảy dãi nhiều rõ ràng hơn. 

Trẻ mọc răng

Momo Rabbit cùng mẹ tìm hiểu bất thường khi trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều

Bé mọc răng thường tiết rất nhiều nước bọt 

 

Những chiếc răng “cựa mình” để chồi lên khỏi nướu sẽ gây đau, khó chịu cho bé, đồng thời kích thích tuyến nước bọt nhiều hơn bình thường. 

Trẻ thường xuyên há miệng

Các bé thường xuyên há miệng sẽ khiến miệng dễ bị khô, kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều. Há miệng thường xuyên cùng với cơ chế nuốt kém khiến nước bọt chảy nhiều hơn. 

Trẻ tập trung vào việc gì đó quá lâu

Momo Rabbit cùng mẹ tìm hiểu bất thường khi trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều

Trẻ tập trung cộng với thường há miệng khiến nước bọt tiết nhiều và chảy ra ngoài

 

Bố mẹ sẽ thấy khi bé tập trung vào một hành động, một vật gì đó đủ lâu sẽ chảy nước bọt. Sự tập trung chú ý quá mức cũng khiến cho cơ chế tiết nước bọt hoạt động mạnh hơn, đồng thời bé sẽ “quên mất” việc nuốt nước bọt. 

Do thức ăn

Momo Rabbit cùng mẹ tìm hiểu bất thường khi trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều

Cảm giác thèm ăn cùng các đồ có tính axit khiến nước bọt tiết nhiều

 

Khi mẹ cho bé ăn những hoa quả có tính axit như cam, chanh, nho … sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn để trung hoà. Hoặc khi bé nhìn thấy đồ ăn, thấy người lớn ăn cũng kích thích cảm giác thèm ăn gây ra hiện tượng tiết nước bọt mạnh. 

Các nguyên nhân bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân cơ bản thông thường không nguy hiểm, trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều còn có thể là dấu hiệu bé mắc phải một số bệnh lý đáng lo ngại như viêm hầu họng, tổn thương niêm mạc miệng, tổn thương thực quản hoặc hóc dị vật, trào ngược dạ dày. Ngoài ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm chân răng … cũng khiến nước bọt tiết mạnh. 

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều bất thường?

Momo Rabbit cùng mẹ tìm hiểu bất thường khi trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều

Các biện pháp phù hợp sẽ giúp bé giảm chảy nước miếng và có thói quen vận động tốt hơn

 

Mặc dù chảy nước miếng nhiều là việc thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng nếu hiện tượng xảy ra không theo những giai đoạn thông thường như mọc răng, tập trung vận động … và không có dấu hiệu thuyên giảm bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn. 

Khi bé bị chảy nước miếng nhiều thường xuyên có thể ảnh hưởng tới phối hợp miệng, lưỡi dẫn tới tình trạng khó nuốt, khô miệng kéo dài, hơi thở hôi …

Tại bệnh viện, bé sẽ được kiểm tra vận động của lưỡi, miệng, tình trạng nuốt, phản xạ tự nhiên, kiểm tra mũi, miệng và cấu trúc hàm. Những bài kiểm tra cơ bản nhỏ này giúp nhận biết những dấu hiệu bất thường để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị chứng chảy nước miếng nhiều của bé. 

Các phương pháp có thể được áp dụng tùy theo tình trạng của bé bao gồm giúp bé tập tư thế khép môi, thay đổi chế độ ăn của bé bằng cách giảm thực phẩm có tính axit, cải thiện nhận thức về miệng và giác quan để giúp bé hiểu lúc nào mặt, miệng mình bị ướt, áp dụng các liệu pháp vận động miệng giúp tăng sức cho hàm, má, môi giúp bé nuốt nước bọt đúng cách. 

Tất cả các phương pháp này đều có thể áp dụng tại nhà nên mẹ có thể từ từ tập cho bé để khắc phục tình trạng chảy nước miếng nhiều của bé. 


​​​​

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy