Momo Rabbit

Làm thế nào để nhận biết bé bị viêm họng?

24 tháng 01 2022
Nguyen Hong Diep

 Viêm họng với người lớn có thể rất bình thường nhưng với trẻ sơ sinh thì không như vậy. Viêm họng ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện, chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm. Mẹ đã biết cách nhận biết bé bị viêm họng? Cùng tìm hiểu với Momo Rabbit nhé. 

Nguyên nhân bé bị viêm họng

Viêm họng xảy ra khi bé bị tấn công bởi vi khuẩn, đặc biệt trong thời điểm giao mùa

 

Dù được bố mẹ và người chăm sóc hết sức giữ gìn, trẻ sơ sinh vẫn có thể bị viêm họng. Nguyên nhân phổ biến của chứng bệnh này đến từ các yếu tố thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới miễn dịch của bé, khiến dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh. 

Thói quen sử dụng điều hoà hoặc quạt của nhiều gia đình cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm họng. Điều này đặc biệt đúng ở thời điểm sơ sinh khi các gia đình không xác định được nhiệt độ phù hợp cho bé, thường xuyên để nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, để quạt thốc vào chỗ bé nằm, di chuyển bé từ phòng lạnh ra ngoài không gian nóng bức…

Viêm họng còn có thể là hệ quả của các bệnh lý khác như viêm mũi, dị ứng … Khi không được chữa dứt điểm rất dễ dẫn đến viêm họng khi mắc các bệnh trên. 

Triệu chứng

Sốt, sưng họng, quấy khóc là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm họng

 

Dấu hiệu rõ nhất khi bé bị viêm họng cũng như các trạng thái viêm nhiễm  vi khuẩn khác là sốt. Bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột lên 39-40 độ tuỳ vào phản ứng. Sốt là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang chiến đấu với các tác nhân gây bệnh và bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân. 

Khi bé bị viêm họng sẽ đi kèm với các biểu hiện ở mũi họng như nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên, thở khó khăn vì nghẹt mũi, ho từng đợt kéo dài hoặc ngắt quãng. Ngoài ra viêm họng khiến cho họng bị sưng, đau, khó chịu, giọng khàn, khô môi. 

Nhiều bé sẽ nổi hạch ở cổ, nách khi khi viêm họng nặng. Hạch thường mềm, chạm vào thấy di động. Hạch sẽ giảm và hết dần theo tình trạng của bệnh.

Viêm họng gây đau đớn, ngạt thở do nghẹt mũi nên các bé sẽ quấy khóc, bỏ bú, ngủ kém. Nếu không điều trị viêm họng đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm phế quản, viêm tai, nhiễm trùng …

Cách điều trị và phòng tránh

Điều trị

Mẹ không nên tự ý cho bé uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ

 

Khi thấy bé có dấu hiệu viêm họng Momo Rabbit khuyên bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám. Dựa trên triệu chứng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể phù hợp nhất để điều trị dứt điểm. Quan trọng hơn là trong phác đồ điều trị thường hạn chế tối đa việc phải sử dụng kháng sinh, nếu có cũng có chỉ định về loại và lượng chính xác. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh bên ngoài và cho trẻ sơ sinh sử dụng tùy ý. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bố mẹ có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách tích cực cho bé bú (nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn). Sữa mẹ không chỉ cung cấp nước, dinh dưỡng mà còn chứa rất nhiều kháng thể từ cơ thể mẹ giúp cho bé chống chọi tốt hơn với vi khuẩn gây bệnh. 

Khi bé sốt, mẹ để bé nằm nơi thoáng đãng, tránh gió lùa, nới quần áo, chườm ấm vùng nách, bẹn, trán để bé hạ nhiệt tự nhiên. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 và đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ sốt uống cách nhau ít nhất 4 tiếng. Ngoài ra ba mẹ còn nên thường xuyên vệ sinh mũi miệng cho bé bằng nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn, chất nhầy, giúp bé dễ chịu hơn. 

Phòng tránh

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh giúp bé không bị nhiễm lạnh những lúc giao mùa

 

Để hạn chế tối đa việc bé bị viêm họng, bố mẹ trước tiên cần luôn giữ cho phòng bé sạch sẽ, thoáng đãng, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Nhiệt độ thích hợp với trẻ sơ sinh là 25-27 độ C. Bố mẹ nên giữ cho nhiệt độ vị trí bé nằm luôn ổn định. Tránh để bé quá nóng dẫn tới ra mồ hôi sẽ bị nhiễm lạnh gây viêm họng. Tuyệt đối không thốc quạt, gió điều hoà vào chỗ bé nằm. Mẹ có thể để hướng luồng gió vào tường hoặc để quay nhẹ. Mẹ cũng cần  cẩn trọng khi đưa bé di chuyển ở các môi trường chênh lệch nhiệt độ. Nếu cần đưa bé ra ngoài hãy tắt điều hoà, để phòng nóng lên từ từ tới gần nhiệt độ bên ngoài nhất rồi mới đưa bé ra. Chiều ngược lại mẹ cũng nên làm như vậy. Khi cho bé đi tắm mẹ cũng cần hết sức chú ý đến gió lùa, nhiệt độ phòng thay đổi để bé không bị nhiễm lạnh. Thường xuyên làm vệ sinh tai mũi họng cho bé hàng ngày. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ, vệ sinh mắt, mũi, miệng giúp loại bỏ vi khuẩn có hại. 

 

Momo Rabbit khuyên ba mẹ nên thường xuyên áp dụng các biện pháp được nêu trong bài viết và hãy đưa bé đến cơ sở y tế để có cách điều trị tốt nhất khi bé bị viêm họng nhé!  




 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy