Momo Rabbit

Mách mẹ cách xử lý khi bé bị hăm tã

27 tháng 02 2023
Nguyen Hong Diep

 

Hăm tã là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo khảo sát, cứ 4 trẻ lại có 1 trẻ bị hăm tã ít nhất một lần. Vậy nguyên nhân dẫn đến hăm tã là gì? Cách xử lý khi bé bị hăm tã ra sao? Cùng Momo Rabbit tìm hiểu lời giải đáp nhé. 

Một số dấu hiệu cho thấy bé bị hăm tã

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do bỉm kém chất lượng hoặc các tổn thương trên da

 

Hăm tã là một dạng viêm da ở vùng mặc tã, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong quá trình mặc tã (bỉm). Bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu:

  • Xuất hiện các mảng ửng đỏ ở mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục và các vùng da lân cận.

  • Mảng đỏ dần lan rộng, đậm màu hơn, nổi những mụn nhỏ li ti, sau đó phát triển thành mụn nước. Mụn nước này có thể vỡ ra gây lở loét, sưng, viêm. 

  • Bé có biểu hiện khó chịu, đau đớn, khóc thét lên mỗi lần đi tiểu hay khi mẹ vệ sinh và thay tã mới cho bé.

  • Vì đau rát, ngứa ngáy khó chịu nên bé hay quấy khóc, ăn ít, ngủ không ngon giấc.

Nguyên nhân khiến bé bị hăm

Hăm tã có nhiều nguyên nhân mẹ cần lưu tâm để có cách khắc phục phù hợp

 

Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc bé bị hăm tã. Trong đó có một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất như sau:

  • Da bé nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các chất liệu của tã.

  • Bé dị ứng với thành phần, chất liệu giấy ướt mà mẹ dùng để lau, vệ sinh cho bé mỗi khi thay tã.

  • Chất liệu tã quá quá thô ráp, hay bé mặc tã quá chật khiến làn da nhạy cảm của bé liên tục bị cọ sát vào tã làm bé bị trầy da, lâu dần tạo thành hăm, ngứa. 

  • Mẹ không thay tã cho bé thường xuyên khiến nước tiểu bị ứ đọng lâu sinh ra vi khuẩn gây hăm ngứa. 

  • Bé bị kích ứng với bột giặt hay các loại nước làm mềm vải.

  • Bé bị tiêu chảy cấp cũng là nguyên nhân hàng đầu gây hăm đỏ ở vùng nhạy cảm của bé.

  • Khí hậu nóng ẩm ở các nước nhiệt đới như Việt Nam kết hợp với việc mặc bỉm quá dày, không thông thoáng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hăm ngứa ở trẻ. 

Cách xử lý khi bé bị hăm tã

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài sẽ làm bé bị đau rát, lở loét, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bé. Vậy mẹ hãy thực hiện ngay những điều sau đây để sớm chấm dứt tình trạng hăm tã ở trẻ nhé.

Mẹ nên chú ý chăm sóc làn da của bé cẩn thận mỗi ngày để nhận biết dấu hiệu bé bị hăm tã

  1. Vệ sinh kỹ vùng da bị hăm

Việc vệ sinh kỹ vùng da bị hăm giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm tã như: phân, nước tiểu, mồ hôi, vi khuẩn… Nhờ vậy mà làn da non nớt của bé được bảo vệ và phục hồi nhanh hơn.

Để làm sạch vùng da bị hăm của bé, trước hết mẹ cần rửa sạch tay mình bằng xà phòng, sau đó nhẹ nhàng tháo bỏ bỉm cũ, rửa vùng nhạy cảm của bé bằng nước ấm (khoảng 35-38 độ C). Khi rửa mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, tránh việc làm bé bị đau nhé. Mỗi khi thay tã mới cho bé mẹ có thể thực hiện vệ sinh cho bé một lần. 

  1. Thay bỉm thường xuyên cho trẻ

Ẩm ướt là môi trường thuận lợi phát sinh vi khuẩn gây hăm da. Việc thay bỉm thường xuyên cho trẻ để đảm bảo vùng nhạy cảm của bé luôn khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt. Từ đó loại bỏ môi trường sinh sôi của nấm, vi khuẩn, giảm kích ứng da, phòng ngừa tình trạng hăm ngứa.

Trước khi thay bỉm, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé rồi mới mặc bỉm mới. Nếu bé đi nặng hoặc tè nhiều làm bỉm đầy thì mẹ cần thay bỉm mới ngay lập tức. Còn nếu không thì trung bình 4 tiếng mẹ lại phải thay bỉm một lần cho bé yêu nhé. 

Thay bỉm thường xuyên và dùng loại bỉm tốt như Momo Rabbit để ngừa hăm hiệu quả

  1. Hạn chế mặc bỉm cho trẻ

Hạn chế mặc bỉm sẽ giúp vùng da bị hăm luôn khô thoáng tự nhiên. Hơn nữa còn hạn chế sự tiếp xúc của bỉm với da bé giúp bé bớt đau và khó chịu. Ngay cả quần áo mẹ cũng cần chọn chất liệu mỏng nhẹ, mềm mại và thoáng mát để vùng da bị hăm được thông thoáng nhất có thể.

  1. Sử dụng kem trị hăm

Kem trị hăm sẽ tạo một lớp màng bảo vệ da khỏi chất thải (phân, nước tiểu, mồ hôi), đồng thời hạn chế sự sinh sôi của nấm, vi khuẩn gây hăm ngứa. Bên cạnh đó kem trị hăm còn giúp giảm viêm, cân bằng độ ẩm, làm dịu vùng da bị hăm và cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng làn da giúp khu vực bị hăm nhanh chóng phục hồi. 

Mặc bỉm đúng loại phù hợp và đúng size giúp bé hạn chế hằn đỏ, bí hơi để hăm tã không xuất hiện

  1. Chọn loại bỉm mỏng nhẹ, thông thoáng

Mẹ nên chọn loại bỉm mỏng nhẹ, thông thoáng để mặc cho bé. Bỉm Momo Rabbit chính là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp hạn chế tối đa tình trạng hăm bí ở trẻ. Bỉm Momo Rabbit được mệnh danh là dòng bỉm siêu mỏng và có lỗ thông khí nhiều nhất trong các loại bỉm trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, bỉm Momo Rabbit còn có sức chứa lớn, độ thấm hút cao và nhanh, công nghệ khóa chặt chất lỏng, giúp vùng da mặc bỉm của bé luôn khô thoáng, từ đó ngăn ngừa hăm bí hiệu quả. 

  1. Chọn size bỉm vừa vặn với bé

Chọn kích thước bỉm vừa với cơ thể bé để giảm tối đa việc da bé bị cọ sát vào bỉm, từ đó làm giảm tình trạng kích ứng da, ngăn ngừa trầy da, tổn thương da và giảm hăm hiệu quả. Các loại bỉm đều có size phù hợp theo từng nhóm cân nặng của trẻ. Mẹ hãy lưu ý luôn chọn đúng size bỉm cho bé nhé. Trường hợp mẹ thấy bỉm đã chật, bé mặc bị hằn da, trầy da thì hãy chủ động tăng thêm 1 size để vừa vặn và thoải mái hơn cho bé nhé. 

Trên đây là một số nguyên nhân khiến bé bị hăm và cách xử lý giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng hăm ngứa hiệu quả, để bé không còn khó chịu, thoải mái vận động, vui chơi. Mẹ hãy áp dụng ngay nhé! Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích với cha mẹ trong quá trình đồng hành và chăm sóc bé yêu của mình. 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy