Momo Rabbit

Nguy cơ tiềm ẩn sau việc nhai mớm cơm cho bé

12 tháng 04 2021
Nguyen Hong Diep

Nếu như việc ôm, hôn trẻ đã được cảnh báo rất nhiều bởi nguy cơ truyền bệnh từ người lớn sang các bé thì việc nhai mớm thức ăn dường như không được quan tâm nhiều. Nguy cơ nào tiềm ẩn sau hành động tưởng chừng như thân thuộc với người Việt này? Cùng tìm hiểu với Momo Rabbit các mẹ nhé. 

Nhai mớm và những thói quen dân gian trong ăn uống của bé

Nhai mớm là hoạt động thường thấy ở các gia đình Việt

Thực tế, rất nhiều gia đình, các bà, các mẹ vẫn có thói quen nhai trước đồ ăn, cơm … rồi mới cho bé ăn vì nghĩ làm như vậy bé sẽ dễ ăn, dễ tiêu hoá hơn. Ngoài ra việc uống thử nước, dùng chung dụng cụ ăn, kiểm tra độ nóng bằng tiếp xúc miệng rất thường gặp đối với người chăm sóc các bé. Những thói quen này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm, truyền bệnh từ người lớn sang trẻ nhỏ. Có rất nhiều vi khuẩn, virus và các bệnh truyền qua đường nước bọt, tiêu hoá mà người lớn bình thường không phát bệnh do có hệ miễn dịch đầy đủ nhưng rất nguy hiểm với trẻ nhỏ còn yếu ớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. 

Rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận tại các bệnh viện về những triệu chứng nhiễm khuẩn, lây bệnh nghiêm trọng có liên quan trực tiếp tới những thói quen này. Do đó, cùng với việc hạn chế tối đa tiếp xúc qua ôm ấp, hôn trẻ nhỏ, những thói quen cũ như nói ở trên cần được loại bỏ khi chăm sóc trẻ nhỏ. 

Những bệnh lây qua việc nhai mớm cho trẻ

Ăn kiểu nhai mớm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh dịch cho bé

Viêm gan

Virus viêm gan A và E có thể lây lan qua đường tiêu hoá, ẩn chứa trong nước bọt của người mang mầm bệnh và dễ dàng truyền qua trẻ nhỏ qua việc nhai mớm thức ăn, nước uống. Biểu hiện của bé khi nhiễm viêm gan là vàng da, vàng mắt, sốt, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, kèm ngứa ngáy toàn thân. 

Bệnh lỵ amip

Bệnh lỵ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amip ở kẽ móng tay, môi trường lý tưởng để truyền nhiễm qua tiếp xúc, khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.

Mẹ cần đề cao vệ sinh an toàn trong mỗi bữa ăn cho bé

Bệnh viêm màng não mô cầu

Ngay cả với trẻ đã được tiêm chủng thì bệnh lý này vẫn rất dễ mắc và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Loại cầu khuẩn này cư trú trong vùng mũi và họng, dễ dàng lây qua đường nước bọt. Chính vì vậy, khi nhai mớm thức ăn người lớn vô tình truyền mầm bệnh sang cho trẻ. 

Bệnh viêm dạ dày

Bệnh này cũng lây lan qua đường ăn uống do vi khuẩn HP trong nước bọt, lợi, chân răng của người lớn. Người lớn hoàn toàn có thể đã nhiễm khuẩn HP mà không phát bệnh, do đó sẽ lây truyền vi khuẩn này sang trẻ nhỏ thông qua việc nhai mớm thức ăn. 

Những khuyến cáo của bác sĩ 

Để mỗi bữa ăn là một niềm vui chứ không phải nỗi lo mẹ nhé.

Tuyệt đối không nhai mớm thức ăn cho trẻ, nếu thức ăn quá lớn có thể cắt nhỏ khi chế biến và cho trẻ ăn. Không dùng miệng để kiểm tra độ nóng nước, độ nóng núm bình sữa. Khi cho bé uống nước, mẹ nên cho bé sử dụng bình riêng, hạn chế dùng chung bình nước, cốc nước với người lớn. Hạn chế tối đa việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống của người lớn cho trẻ nhỏ. Đồ của trẻ nhỏ cần được rửa riêng, vệ sinh sạch sẽ, úp khô và tiệt trùng đúng cách. Luôn giặt đồ của trẻ riêng vì trong lồng giặt và đồ của người lớn luôn ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, virus mà hệ miễn dịch của bé chưa đủ sức chống chọi lại nên rất dễ mắc bệnh. Không hôn môi, thơm má bé, đặc biệt là người lớn tuổi, người trang điểm đậm, người mới đi từ môi trường bụi bặm, đông người tới. Những nguy hại ẩn chứa trong mỹ phẩm, bệnh lý nền, vi khuẩn trong không khí là rất lớn đối với trẻ nhỏ khi tiếp xúc với những người này. 

Đừng để những thói quen không tốt ảnh hưởng đến sức khoẻ của con mẹ nhé. Momo Rabbit chúc mẹ và bé luôn hạnh phúc, mạnh khoẻ.  

 

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy