Momo Rabbit

NHỮNG CÁCH DÙNG BỈM "SAI BÉT" CỦA MẸ KHIẾN BÉ BỊ HĂM DA

29 tháng 06 2019
NGUYỄN THỊ HƯƠNG THU

Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng.

1. Những sai lầm của mẹ khiến bé bị hăm da

Dùng lại bỉm cũ

Con mới thay bỉm thì lại đến giờ đi tắm, tắm xong cho con mặc lại bỉm cũ; Bỉm vừa mới thay nhưng lỡ dính ít phân, nhanh tay gạt đi để con mặc tiếp cho…tiết kiệm. Đây là thói quen của rất nhiều chị em. Nhiều mẹ cũng thừa nhận, vì thấy bỉm còn quá mới, quá sạch nên thường cho con mặc một lúc buổi trưa đi ngủ, sau cởi ra, buổi đêm hay khi nào cần thì đóng lại bỉm cũ. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ, một khi bỉm đã được mặc, dù bé tè nhiều hay ít, dù có dính phân chỉ chút xíu thôi cũng đã tạo điều kiện cho rất nhiều vi khuẩn xâm nhập. Nếu cho con mặc lại, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, ngứa ngáy, nguy cơ hăm tã cũng rất cao.

Cho con mặc bỉm 24/24

Đóng bỉm nhanh – gọn – tiện chính là lý do khiến nhiều bà mẹ ngày nay dường như đã quá lệ thuộc vào món đồ sơ sinh này, sẵn sàng cho con mặc 24/24, bẩn lại thay mà không hề bận tâm đến tác hại của nó. Điều này rất nguy hiểm, gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé.

Đặc biệt vào mùa hè nóng bức nếu mặc bỉm 24/24 sẽ khiến bé nóng hơn gây khó chịu, quấy khóc. Nặng hơn là bé bị hăm, loét nơi mặc bỉm, viêm da, nhiễm khuẩn đường tiêu. Thậm chí bị suy thận.

Một ngày, mẹ nên cố gắng để con được “thả rông” ít nhất vài tiếng để làn da bé được “thở” và tiếp xúc với không khí thoáng mát bên ngoài.

Để bỉm quá 8 tiếng

Quá bận rộn nên quên thay bỉm cho con, tiết kiệm nên muốn để bé “mặc cố” thêm vài tiếng là lỗi rất nhiều bà mẹ mắc phải. Trên lý thuyết, một miếng bỉm nếu chỉ chứa nước tiểu thì có thể mặc được trong nhiều nhất 4 tiếng, với tã giấy là 2-3 tiếng và nếu bé ị thì cần phải thay ngay lập tức.

Mua bỉm trần cho con dùng

Thời buổi giá cả thị trường đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, kinh tế eo hẹp khiến cho việc chọn mua bỉm luôn khiến các chị em đau đầu và phải đắn đo suy nghĩ. Trong hoàn cảnh này, bỉm trần xuất hiện trên các thị trường online như một giải pháp cứu nguy và được nhiều bà mẹ ca tụng. Bỉm trần được nhiều mẹ rỉ tai, truyền miệng nhau như là một “bí kíp” tiêu dùng tiết kiệm cho con trong mùa đông vì có giá thành thấp. Với tâm lý ham rẻ, nhiều chị em đã đổ xô đi tìm mua ở các đại lý, các gian hàng online mà không cần biết xuất xứ, nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm.

Mua bỉm trần cho con dùng, tiết kiệm chi phí đâu chưa thấy nhưng mẹ đang liều lĩnh với sức khỏe của chính con mình. Thông thường, với những bé có làn da khỏe và sức đề kháng cao, có thể loại sản phẩm này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức nhận ra được cho bé. Tuy nhiên, đối với những trẻ có làn da nhạy cảm, việc sử dụng bỉm trần có thể khiến bé dễ bị hăm hơn so với các loại tã bỉm được đóng gói bao bì theo quy chuẩn an toàn và chất lượng. Thậm chí, trong trường hợp nặng hơn sẽ dẫn đến dị ứng, lở loét và các loại bệnh nguy hiểm khác như đã được đề cập ở trên. Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng mỏng manh và yếu ớt, vì vậy, việc sử dụng tã/bỉm trần cần được các ông bố, bà mẹ cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng.

Dùng bỉm không đúng kích cỡ

Có thể tất cả các bà mẹ đều biết bỉm được chia theo từng mức cân nặng của trẻ, vậy nhưng hiếm người biết rằng cho con mặc bỉm cũng cần phân định theo giới tính. Với bé trai, các nhà sản xuất sẽ ưu tiên để những hạt thấm hút ở vị trí phía trước dày hơn và với bé gái là ở vị trí giữa và phía sau mông miếng bỉm dày hơn để phù hợp với cấu tạo bộ phận sinh dục từng bé. Chính vì vậy, mặc bỉm đúng kích cỡ, giới tính sẽ khiến trẻ được thoải mái, dễ chịu, giúp con vận động dễ dàng và tránh bị tràn.

2. Khi nào mẹ nên cho bé đi khám?

Phần lớn các trường hợp hăm tã ở bé là bình thường, không cần đi khám. Nếu biết chăm sóc, bé có thể vượt qua khó chịu trong vài ngày mà không cần sự điều trị từ bác sĩ.

Tuy nhiên, mẹ nên đưa bé đi khám nếu vùng da hăm có dấu hiệu bị nhiễm trùng (bị đau, ra mủ vàng, phồng da nghiêm trọng). Với vùng da hăm bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng kem bôi chống nấm. Cũng nên đưa bé đi khám nếu bé bị sốt hoặc vùng da hăm ngày càng nặng khi điều trị tại nhà.

3. Các cách phòng tránh khiến bé không bị hăm da

- Phương pháp tốt nhất tránh hăm là giữ vùng da mông của bé luôn khô ráo; vì thế, bạn nên thay tã cho bé thường xuyên, ngay khi bé bị ướt hoặc đi tiêu. Sau khi bé đi vệ sinh, dùng nước ấm rửa sạch cho bé rồi thấm khô bằng khăn bông rồi mới thay tã mới. Điều quan trọng nhất là phải lau khô rồi mới đóng bỉm tiếp. Và tốt nhất là sau khi rửa cho trẻ, nên để khoảng 10, 15 phút sau cho vùng da của trẻ đã khô mới đóng bỉm khác. Và thay bỉm thường xuyên cho trẻ, nhất là khi thấy trẻ vừa đi vệ sinh xong thì cần thay ngay. Tránh tình trạng để lâu khiến vừa mất vệ sinh, lại dễ sinh vi khuẩn và vùng kín của trẻ bị ẩm ướt lâu, dễ bị hăm tã.

- Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 3 - 4 giờ đồng hồ bạn nên thay bỉm cho bé. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay

- Sử dụng các loại kem chống hăm, bôi nhẹ nhàng lên vùng da hăm trước khi mặc tã mới. Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc phấn dưỡng da cho bé ở các nếp gấp để bảo vệ, ngăn ngừa nước tiểu ngấm vào làn da bé là điều mà các mẹ cũng nên làm.

- Khi bé bị viêm nhiễm thì bạn nên lưu ý không nên đóng bỉm, tã cho bé nữa mà hãy vệ snh thật sạch, có thể dùng các loại kem dưỡng da, kem hăm, kem nẻ để sử dụng cho bé. Nếu như bị nặng bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được chăm sóc một cách tốt nhất
 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy