Momo Rabbit

Những điều cần biết về dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ

16 tháng 02 2021
Nguyen Hong Diep

Dị ứng thức ăn rất phổ biến ở mọi lứa tuổi đặc biệt là các em bé lần đầu tiếp xúc với các loại thực phẩm mới. Để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp cho dị ứng thức ăn, mẹ tham khảo một vài thông tin tổng hợp dưới đây cùng Momo Rabbit nhé.

Dị ứng thức ăn là gì?

Cơ thể non nớt của bé dễ bị tác động bởi những thực phẩm lạ

Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch trước những chất mà thông thường không gây hại cho người bình thường. Dị ứng thức ăn là khi cơ thể xác định thức ăn được đưa vào hoặc một thành phần trong đó là độc hại cho cơ thể. Dị ứng thức ăn rất dễ gặp ở trẻ nhỏ khi mới tiếp xúc với các loại thức ăn mới như sữa công thức, các loại hạt, hải sản … hoặc thông qua sữa mẹ nếu mẹ có ăn những loại đó.

Biểu hiện của dị ứng thức ăn

Bé sẽ có biểu hiện rõ ràng trong 2 - 3 tiếng sau ăn

Thông thường phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện trong vòng 2 tiếng sau khi bé tiếp xúc với thực phẩm. Các dấu hiệu của dị ứng bao gồm ban đỏ, mề đay, chàm, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thở khò khè, suy hô hấp. Các trường hợp dị ứng đặc biệt nặng có thể khiến bé sốc phản vệ hoặc kịch phát cơn hen phế quản rất nguy hiểm đến tính mạng. 

Điều trị thế nào khi bé bị dị ứng thức ăn

Bố mẹ nên cho bé đi khám để chắc chắn về tình trạng của bé

Trước tiên mẹ cần nắm rõ các thức ăn của bé để khi có tình trạng dị ứng có thể cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ để phân biệt chính xác nguyên nhân. Các trường hợp dị ứng nhẹ hoàn toàn có thể tự khỏi hoặc sử dụng thuốc kháng histamin chống dị ứng. Các trường hợp nặng hơn có dấu hiệu suy hô hấp cần sự can thiệp kịp thời của bệnh viện và các phương pháp chuyên môn để bảo đảm an toàn cho bé. 

Nhóm nguy cơ cao bị dị ứng

Nhóm nguy cơ cao dễ bị dị ứng với nhiều loại tác nhân khác nhau

Dị ứng đối với trẻ nhỏ có thể dự báo được bởi tính di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ có tiền sử bị dị ứng thì em bé khi sinh ra có nguy cơ bị dị ứng cao hơn các em bé khác. Trong trường hợp bố mẹ không bị dị ứng, bé vẫn có thể có nguy cơ bị dị ứng nhưng ở tỉ lệ thấp hơn rất nhiều. Để an toàn, bố mẹ nên làm những xét nghiệm loại trừ nguyên nhân dị ứng cho bé càng sớm càng tốt nếu như bé nằm trong nhóm có nguy cơ cao. 

Cách phòng tránh dị ứng thức ăn cho bé

Loại trừ các thức ăn gây dị ứng cho bé khỏi khẩu phần ăn

Bố mẹ cần biết các em bé bị dị ứng thức ăn khi lớn lên sẽ rất dễ bị mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như viêm mũi dị ứng, hen phế quản … Do đó, ngay từ nhỏ bố mẹ cần phòng tránh dị ứng thức ăn cho các bé. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn nhất cho bé. Mẹ cũng nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn dễ gây ra dị ứng như trứng, các loại hạt, hải sản có vỏ cứng.

Trong trường hợp phải nuôi bé bằng sữa công thức mẹ cần lưu tâm đến khả năng bé bị dị ứng với sữa bò. Nếu xảy ra dị ứng, mẹ có thể cho bé dùng những loại sữa đặc biệt dành riêng cho bé dị ứng sữa bò chứa đạm thủy phân và hạn chế tuyệt đối các chế phẩm từ sữa bò. Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa của bé còn yếu, chưa sẵn sàng để dung nạp thức ăn. Khi bắt đầu ăn dặm, những loại thực phẩm mới đều cần được giới thiệu cho bé thận trọng từng chút một để kiểm tra phản ứng của bé và chỉ thêm 1 thực phẩm mới mỗi tuần. Các thực phẩm dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, hải sản, các loại hạt cần hết sức lưu tâm khi bổ sung vào các bữa ăn của bé.

 

Dị ứng thức ăn có thể khá nhẹ với một số bé, nhưng có thể rất nặng với những bé khác và có thể dẫn tới sốc phản vệ gây tử vong, do đó bố mẹ cần cẩn trọng trong việc sử dụng thực phẩm cho bé hàng ngày. Momo Rabbit hy vọng bài viết trên giúp ích bố mẹ trong việc hiểu hơn về dị ứng thức ăn qua đó có cách phòng ngừa và khắc phục hữu hiệu cho bé yêu.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy