Momo Rabbit

Những lưu ý để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ khi quay lại lớp

27 tháng 04 2022
Nguyen Hong Diep

Dù đã trở lại thời kỳ “bình thường mới” và nỗi lo bệnh dịch cũng đã đỡ căng thẳng, tuy nhiên, khi bé quay trở lại lớp học cũng khiến nhiều bậc phụ huynh không an tâm. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu những lưu ý quan trọng để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ nhé. 

Chức năng hệ hô hấp của trẻ và các bệnh lý hô hấp thường gặp

Hệ hô hấp của bé rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công nếu đề kháng kém

 

Hệ hô hấp giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn khí và trao đổi khí duy trì sự sống cho mọi tế bào trong cơ thể. Hệ hô hấp người bao gồm hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. Hệ hô hấp trên gồm có mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản… có nhiệm vụ lấy không khí, lọc không khí trước khi đưa không khí xuống hệ hô hấp dưới. Hệ hô hấp dưới gồm khí quản, phế quản, phế nang, phổi có nhiệm vụ dẫn, lọc và trao đổi khí. 

Vì thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài chứa nhiều tác nhân có thể gây bệnh như virus, vi khuẩn nên hệ hô hấp của trẻ rất dễ bị tổn thương khi sức đề kháng kém. Các bệnh lý hô hấp thường gặp cũng chia theo đường hô hấp trên và dưới.  

Với đường hô hấp trên:

  • Dị ứng: Có rất nhiều tác nhân gây ra dị ứng cho cơ thể như dị ứng thực phẩm, dị ứng bụi, dị ứng da … đều gây ảnh hưởng lên đường hô hấp trên như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa họng, khó thở.

  • Cảm lạnh: Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra rất thường gặp có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, đau họng.

  • Viêm họng: Là tình trạng viêm nhiễm vùng hầu họng do virus hoặc vi khuẩn gây ra với các triệu chứng ngứa, rát, đau cổ họng. Các biểu hiện còn đi kèm với cảm lạnh hoặc cảm cúm.

  • Viêm xoang: Tình trạng các màng trong khoang mũi và xoang bị viêm, sưng tạo ra nhiều dịch nhầy gây tắc nghẽn thở.

Với đường hô hấp dưới:

  • Hen suyễn: Bệnh lý hô hấp gây ra bởi khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá của người thân. 

  • Viêm phế quản: Tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản có thể do virus hoặc vi khuẩn hoặc cả hai. 

  • Viêm phổi: Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nặng rất hay gặp ở các bé dưới 5 tuổi, rất dễ có biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa đúng cách, kịp thời.

Mẹ nên làm gì để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ 

Vệ sinh hàng ngày cùng tăng cường đề kháng sẽ giúp bảo vệ đường hô hấp của trẻ

 

Vệ sinh mũi, họng hàng ngày

Việc vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày rất quan trọng. Momo Rabbit khuyên mẹ nên duy trì ngày 2 lần vệ sinh cho bé bằng cách đánh răng, làm vệ sinh khoang miệng, lưỡi, nhỏ nước muối sinh lý…

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Các bé trước độ tuổi ăn dặm cần duy trì lượng sữa mẹ/sữa công thức đầy đủ để có đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nếu mẹ cho bé bú hoàn toàn cần tự bổ sung thêm dinh dưỡng cho các bữa ăn, có lịch sinh hoạt điều độ, khoa học để tăng chất lượng sữa. 

Các bé đã ăn dặm tốt hoặc lớn hơn có thể bổ sung dưỡng chất từ nhiều nguồn khác nhau như hoa quả, phô mai, các bữa phụ … để tăng cường đề kháng, chống chọi tốt với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. 

Vệ sinh môi trường sống

Luôn giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt hàng ngày của gia đình như lau dọn bụi bặm, loại bỏ nấm mốc, thường xuyên thay ga, gối, chăn … Có như vậy mẹ mới loại bỏ được những vi khuẩn tích tụ, lưu cữu theo thời gian có thể gây bệnh cho bé. 

Bảo vệ bé khi ra ngoài

Khi cho bé đi chơi hoặc đi học, bố mẹ cần bảo vệ bé bằng cách ăn mặc kín gió, đeo khẩu trang khi ra đường và đến chỗ đông người. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng cho trẻ em hoặc lau bằng khăn ướt dành cho bé để loại bỏ vi khuẩn. 

Khám sức khỏe định kỳ

Dù không có dấu hiệu bệnh lý mẹ cũng nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bác sĩ thông báo cho mẹ tình trạng sức khỏe của bé, các vấn đề có thể mắc phải để từ đó có biện pháp tăng cường bảo vệ, tăng đề kháng cho bé tốt hơn. 

Khi nào mẹ cần đưa bé đến bệnh viện?

Nếu bé có các biểu hiện bất thường mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị

 

Thông thường các bệnh lý hô hấp trên có thể tự chữa tại nhà hoặc tự hết nếu sức đề kháng của bé tốt. Trong trường hợp bé có các dấu hiệu như ho sâu, ho lâu ngày dai dẳng, đờm đặc, đờm xanh … kèm theo các dấu hiệu như quấy khóc, bỏ ăn, gầy yếu … mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp.

 

Các bệnh lý về hô hấp rất dễ mắc phải và có thể để lại di chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời. Với những thông tin trong bài viết, Momo Rabbit mong rằng đã giúp bố mẹ hiểu hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ hô hấp của trẻ mỗi ngày để khỏe mạnh và phát triển tốt. 


 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy