Momo Rabbit

Những sai lầm cần tránh để bé ăn dặm hiệu quả mẹ cần biết

16 tháng 03 2021
Nguyen Hong Diep

Giai đoạn ăn dặm vô cùng quan trọng bởi đây là giai đoạn chuyển tiếp từ ăn sữa hoàn toàn sang làm quen với thức ăn, qua đó hoàn thiện hệ tiêu hoá, hấp thụ của bé. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu những nguyên nhân khiến ăn dặm kém hiệu quả và cách khắc phục mẹ nhé.

Những sai lầm thường mắc khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Chọn sai thời điểm bắt đầu ăn dặm

Chọn sai thời điểm ăn dặm ẩn chứ nhiều nguy cơ lâu dài

Các tổ chức y tế và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo độ tuổi bắt đầu ăn dặm là khi bé đủ 6 tháng. Mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với ăn dặm ở tầm 5,5 tháng đến 6 tháng nhưng không nên sớm hơn, trừ trường hợp bắt buộc có chỉ định của bác sĩ. Việc bắt đầu ăn dặm quá sớm với lý do giúp bé mau lớn, nhanh tăng cân là sai lầm rất thường gặp. Sai lầm này ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hoá còn non nớt của bé bởi lúc này bé hoàn toàn chưa đủ khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn ngoại trừ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc ăn dặm quá sớm càng khiến bé hấp thụ được ít dinh dưỡng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá, dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng. 

Ngược lại, ăn dặm quá muộn có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của bé, khiến bé biếng ăn, phản kháng, không chịu tiếp xúc với thức ăn đặc. 

Sai lầm trong khẩu phần ăn

Dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ lớn khoẻ, vững vàng

Nhiều mẹ luôn suy nghĩ chỉ có ăn nhiều đạm như thịt, cá mới tốt và giúp bé khoẻ trong khi không đánh giá đúng mức độ quan trọng của rau xanh, hoa quả và cân bằng dinh dưỡng. Quá nhiều đạm dẫn tới dư thừa dinh dưỡng, rối loạn tiêu hoá, dẫn tới chứng biếng ăn. Khẩu phần ăn của bé phải được đảm bảo cân đối 4 nhóm gồm có chất bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Lựa chọn rau củ, trái cây cho bé cũng không hề đơn giản. Momo Rabbit khuyên mẹ nên cho bé ăn đa dạng, phong phú các loại rau, trái cây thay vì chỉ lặp lại trong một số loại được cho là “lành tính”. Các loại rau có màu xanh sẫm và các loại củ màu vàng có giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. 

Nấu cháo cho bé bằng nước hầm xương

Nước hầm thịt, hầm xương có thể tạo thêm vị thơm ngon cho cháo, nhưng lại không hề có nhiều chất như canxi, protein như mẹ vẫn nghĩ bởi những chất này rất khó hoà tan trong nước. Ngoài ra, nước hầm còn chứa rất nhiều chất béo khó tan không tốt cho tim mạch, sức khỏe lâu dài của bé. 

Ép bé ăn hết khẩu phần

Tạo niềm vui trong các bữa ăn để bé ngon miệng, hứng thú

Hãy để bé được ăn theo đúng khả năng và nhu cầu của bé. Việc xây dựng khẩu phần cố định và ép bé ăn hết vì sợ bé không đủ no là hoàn toàn sai lầm. Cũng giống như người lớn, bé sẽ có ngày không cần ăn quá nhiều, cảm thấy đã đủ và có quyền từ chối. 

Việc ép bé ăn sẽ khiến bé có ấn tượng xấu, sợ ăn, bỏ ăn, quấy khóc. Do đó, Momo Rabbit gợi ý mẹ nên căn cứ theo sức ăn, độ tuổi và nhu cầu của bé để có khẩu phần ăn phù hợp và tuyệt đối không cố ép bé ăn hết nhé. 

Ăn đồ nhuyễn quá lâu

Trong giai đoạn đầu mới làm quen với thức ăn, đồ ăn xay nhuyễn là tốt nhất cho bé. Tuy nhiên nhiều mẹ để bé ăn đồ xay nhuyễn trong thời gian dài khiến bé chỉ có một phản xạ nuốt, không được học nhai. Trong khi nhai là một hoạt động rất quan trọng để phát triển cơ hàm, hoàn thiện bộ răng, giúp bé làm quen với các độ cứng mềm khác nhau của thực phẩm, tiết dịch vị hỗ trợ tiêu hoá … Bé ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu sẽ dẫn tới chán ăn, lười ăn, dễ gây nôn trớ khi gặp phải thức ăn thô. Việc ngậm thức ăn trong miệng cũng là một dấu hiệu Momo Rabbit nhắc các bố mẹ nên chú ý vì có thể con đã không còn thích đồ ăn nhuyễn nữa.

Chỉ cho bé ăn đồ bé thích

Thức ăn đa dạng giúp bé tìm hiểu thế giới tốt hơn

Tôn trọng khả năng của bé nhưng mẹ luôn phải quan tâm đến cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và đồ ăn đa dạng. Chỉ dùng một số loại thực phẩm mà bỏ quên những thứ khác sẽ khiến bé kén ăn, mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới khả năng nhận biết và thích nghi của bé. 

Không bổ sung dầu ăn trong khẩu phần của bé

Mẹ cần phân biệt dầu ăn ở đây là dầu ăn dành riêng cho bé không phải là loại dùng hàng ngày để chiên xào của người lớn. Dầu ăn nguồn gốc tự nhiên như dầu gấc, dầu oliu … hỗ trợ hoà tan vitamin giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, hỗ trợ tiêu hoá và bổ sung năng lượng. Dầu ăn cho bé được cho thêm vào cháo sau khi đã nấu hoặc cho vào salad. Dầu ăn đã có tác động nhiệt qua xào, nấu đã biến chất không tốt cho bé. 

Bảo quản đồ ăn của bé trong tủ lạnh chung với đồ ăn khác 

Chuẩn bị thức ăn rất quan trọng để bé ăn dặm tốt hơn

Do nhiều lý do hoặc cách ăn dặm, việc chia nhỏ và bảo quản thức ăn cho bé rồi nấu lại khi đến bữa giúp ích rất nhiều cho mẹ. Tuy nhiên mẹ cần bảo quản đúng cách, an toàn ở ngăn riêng cho bé. Tránh tuyệt đối để chung với các thực phẩm sống, đồ ăn của người lớn để tránh nhiễm khuẩn, lẫn mùi ảnh hưởng tới bữa ăn và sức khỏe đường ruột của bé. 

Lạm dụng gia vị

Dưới 1 tuổi mẹ tuyệt đối KHÔNG sử dụng gia vị, mắm muối trong bữa ăn của bé. Thận của bé chỉ hoạt động như người lớn khi bé đã 3 tuổi, còn trước đó rất yếu. Việc phải xử lý quá nhiều hàm lượng muối có trong thức ăn sẽ gây ra suy thận, rối loạn chuyển hoá và nhiều vấn đề về tim mạch, huyết áp, thậm chí có thể làm tổn thương não bộ. Theo khuyến cáo của Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), lượng muối cần có của trẻ nhỏ tương ứng như sau: Dưới 12 tháng tuổi là 1g/ngày (chỉ bằng ⅙ thìa cà phê), từ 1 đến 3 tuổi là 2g/ngày; từ 4 đến 6 tuổi là 3g/ngày, từ 7 đến 10 tuổi là 5g/ngày và trên 11 tuổi là 6g/ngày.

Bữa ăn kéo dài quá lâu

Ăn rong, ăn quá lâu dẫn tới chứng biếng ăn, ăn dặm không hiệu quả

Nhiều bé ăn chậm, mải chơi nên bữa ăn bị kéo dài quá lâu, có khi đến cả tiếng đồng hồ, điều này rất không tốt về lâu dài. Mẹ nên có giới hạn thời gian bữa ăn cho bé rõ ràng, nếu quá thời gian thì dù bé chưa ăn xong cũng nên dứt khoát dừng lại. Điều này sẽ tạo nên thói quen tốt cho bé, bé sẽ hiểu mình cần phải ăn nhanh hơn để no, đồng thời bữa ăn ngắn giúp thức ăn ngon hơn, không gây mỏi mệt cho các mẹ và bé. Thêm vào đó mẹ cần quán triệt với những người chăm sóc khác như bố, ông bà về việc tuyệt đối không ăn rong, vừa ăn vừa chạy chơi nữa nhé. 

Trên đây là những sai lầm thường gặp nhất khi cho bé ăn dặm, Momo Rabbit hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn để ăn dặm với bé thật vui và hiệu quả mẹ nhé. 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy