Momo Rabbit

Tìm hiểu nguyên nhân khóc đêm ở trẻ sơ sinh

29 tháng 03 2021
Nguyen Hong Diep

Bé thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ lo âu không biết nguyên nhân, đồng thời giấc ngủ của bố mẹ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục cơ bản cho vấn đề này mẹ nhé.  

Khóc đêm - bình thường hay bất thường?

Bé khóc đêm nhiều khiến mẹ lo lắng?

Trẻ sơ sinh đến 8 tuần tuổi thường quấy khóc về đêm là rất bình thường, đây chỉ là hiện tượng sinh lý do bé đang làm quen với môi trường bên ngoài. Trong những tháng tiếp theo cho đến khi bé hoàn toàn làm chủ được giấc ngủ về đêm nếu bé vẫn quấy khóc, giật mình ban đêm, thức dậy nhiều lần thì bố mẹ mới cần theo dõi. Nếu không đi kèm các biểu hiện bất thường khác như khóc dai dẳng nhiều ngày, nhiều giờ, kèm các biểu hiện vặn người, nôn trớ … thì vẫn là tình trạng bình thường mẹ không cần quá lo lắng. 

Các nguyên nhân và lời khuyên cho mẹ khi bé khóc đêm

Nhiều nguyên nhân khiến bé quấy khóc về đêm

Vì đói

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên mỗi lần ti chỉ ăn được một lượng ít sữa, do đó cơn đói sẽ đến nhanh hơn. Thông thường bé dưới 2 tháng tuổi thức dậy 2 lần trong đêm để ăn, bé lớn hơn sẽ giảm xuống 1 lần vì lượng sữa ăn tăng lên, đồng thời bé cũng ăn tốt hơn trong ngày nên đã uống đủ lượng sữa cần để tích trữ qua được 1 đêm dài. Bé chỉ thực sự ngủ giấc dài qua đêm mà không cần ăn khi bé đã tiếp nạp đủ lượng sữa trước giờ đi ngủ và cơ thể không có nhu cầu ăn thêm nữa. 

Khi bé đói, cách duy nhất bé biết là khóc để báo hiệu cho mẹ. Vì vậy ngay từ đầu mẹ có thể quan sát và tìm ra quy luật giờ ăn của bé, thường cứ cách 2 tiếng bé sẽ cần ăn 1 lần với lượng sữa tuỳ theo nhu cầu từng bé. 

Có vấn đề về tiêu hoá

Hệ tiêu hoá của bé còn non nớt nên rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hoá như rối loạn đường ruột, đầy hơi, trướng bụng … Điều này khiến bé khó chịu, không ngủ sâu giấc và quấy khóc. Nguyên nhân của việc này có thể đến từ việc mẹ cho bé ăn quá no, mẹ ăn những thức ăn dễ gây đầy hơi … 

Nếu bé ti sữa mẹ, mẹ cần đảm bảo thức ăn hàng ngày của mẹ lành tính, không có các đồ ăn dễ gây đầy hơi. Bé ti bình mẹ có thể tham khảo cữ ăn tiêu chuẩn và điều chỉnh phù hợp với sức ăn của bé từ ít tới đủ. Nhiều bé háu ăn mà ăn quá nhiều mẹ cũng cần để ý triệu chứng đầy hơi, khó chịu, trớ của bé để biết điều chỉnh. 

Bỉm khô, phòng mát, no bụng, bé sẽ ngủ ngon hơn, không quấy khóc

Do bỉm ướt

Người bạn không thể thiếu của các bé và cứu tinh của mẹ chính là bỉm tốt. Tã bỉm ướt chính là nguyên nhân khiến bé khó chịu hàng đầu, ngoài ra còn dễ gây ra nhiễm lạnh, hăm da cho bé. 

Mẹ có thể thay bỉm mới cho bé thường xuyên cùng với cữ ăn 2 tiếng/lần của bé để đảm bảo bé luôn khô ráo. Lựa chọn bỉm tốt như Momo Rabbit cho bé khi bé bắt đầu có thể ngủ những giấc dài hơn, tận dụng tính ưu việt của vách chống tràn, độ thấm hút cao, thông thoáng và mềm mịn an toàn cho da. Khi bé đã sẵn sàng ngủ giấc qua đêm mẹ cũng nên đổi sang dùng dòng bỉm đêm Momo Rabbit với sức chứa 1,3l, vách chống tràn dài hơn gấp 2 lần để bé không khó chịu, ngủ ngon, sâu giấc hơn. 

Do các tác nhân gây dị ứng

Bé quấy khóc về đêm có thể do những tác nhân dị ứng trong môi trường hay đồ ăn của bé. Nhiều bé bị dị ứng protein trong sữa có triệu chứng quấy khóc dai dẳng, đặc biệt sau các bữa ăn do cơ thể phản ứng lại. Khi đó mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế làm xét nghiệm chuyên sâu để xác định đúng nguồn gốc bệnh để có phương án điều trị. 

Các tác nhân gây dị ứng thường gặp khác là khói thuốc lá, mùi sơn tường, mùi hương khói, mùi thuốc xịt côn trùng … Vì vậy không gian ngủ của bé cần luôn luôn thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế tối đa những tác nhân này.

 

Dỗ bé một chút cho bé đỡ lo sợ và nhanh chóng trở về với giấc ngủ

Tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ phòng 

Ngoài việc giữ cho phòng ngủ thông thoáng, mẹ cố gắng tạo cho bé môi trường ngủ ít tiếng ồn đột ngột, quá to khiến bé giật mình. Nhiệt độ phòng ngủ cũng cần điều chỉnh phù hợp. Nhiệt độ thích hợp cho bé sơ sinh là khoảng 23-24 độ C, khi bố mẹ cảm thấy hơi lạnh thì bé sẽ thấy thoải mái nhất. 

Để bé phân biệt ngày đêm và có giấc ngủ sâu, ánh sáng nơi bé ngủ cũng cần được bố trí phù hợp. Cùng với giờ giấc ngủ khoa học, ánh sáng sẽ giúp bé kéo dài hơn các giấc ngủ về đêm thay vì ngủ nhiều vào ban ngày và quấy khóc vào ban đêm. 

Hoạt động quá mức trước khi ngủ 

Hệ thần kinh của bé chưa biết cách tự điều chỉnh, cân bằng nên nếu bé hoạt động quá nhiều, quá khích trước giờ ngủ thì trong giấc ngủ bé dễ bị giật mình, sợ hãi. Khi bé đột ngột tỉnh dậy và khóc thét, mẹ cần đến bên bé, ôm nhẹ nhàng an ủi để giúp bé bình tĩnh trở lại. 

Tạo điều kiện tốt nhất để bé ngủ ngoan ban đêm mẹ nhé

Do côn trùng cắn

Muỗi, côn trùng, các giống bọ vải … cũng là nguyên nhân khiến bé mất ngủ, bực bội, khóc lóc. Nguyên nhân này dễ phát hiện hơn bởi thường để lại vết cắn, tấy đỏ. Khi đó mẹ cần vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thay ga giường, chăn, quần áo mới cho bé. 

Do quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiều mẹ sợ bé lạnh mà thường mặc đồ quá ấm, quấn bé quá kín khi bé đi ngủ. Điều này vừa khiến bé không thoải mái trong tư thế, vừa khiến bé bị bí nóng. Ngược lại, nhiệt độ phòng quá thấp, quạt thốc vào người khiến bé bị lạnh, không những khiến bé khó ngủ mà còn dễ khiến bé bị cảm cúm, viêm phổi. 

Do đó, khi bé ngủ mẹ chỉ cần mặc cho bé đồ mỏng, thoáng. Cuốn cho bé vừa phải bằng khăn, chũn mỏng. Điều chỉnh phòng mát mẻ, thông thoáng, tránh gió lùa, quạt xối trực tiếp vào người bé. 

Yếu tố tâm lý

Khi bé có nhận thức về sự tồn tại của mẹ hay người chăm sóc, bé có thể quấy khóc khi phải rời xa hoặc không cảm nhận thấy có người bên cạnh. Điều này có thể khắc phục từng chút bằng nhiều phương pháp khác nhau để giúp bé an tâm hơn, vượt qua những lần chuyển giấc dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, tâm lý của mẹ, người chăm sóc cũng có tác động rất lớn đến bé. Bé có khả năng cảm nhận được những lo âu, buồn bã, lo lắng … của mẹ và ảnh hưởng tới giấc ngủ. 

Momo Rabbit đã cùng mẹ điểm qua những nguyên nhân thường gặp của việc khóc quấy về đêm của bé và cách khắc phục. Tuy nhiên mỗi bé có một tâm tính, trạng thái khác nhau nên không có cách nào là hoàn hảo, mẹ cần dành nhiều thời gian quan sát và tìm hiểu những tín hiệu riêng của bé. Chúc mẹ đồng hành cùng bé có những giấc ngủ đêm ngon giấc để bé phát triển khoẻ mạnh, vui tươi, hạnh phúc. 

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy