Momo Rabbit

Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu, làm thế nào để khắc phục?

23 tháng 02 2022
Nguyen Hong Diep

Hiện tượng bẹp đầu 1 bên hoặc phần sau đầu rất phổ biến gặp ở trẻ sơ sinh khi xương hộp sọ của bé còn mềm. Ngoài việc mất thẩm mỹ, trẻ sơ sinh bị bẹp đầu còn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ đáng lo ngại khác. Cùng tìm hiểu về vấn đề này và các lưu ý cần thiết để giảm thiểu tình trạng này với Momo Rabbit mẹ nhé. 

Hội chứng đầu phẳng hay hiện tượng trẻ sơ sinh bị bẹp đầu

Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu, làm thế nào để khắc phục?

Chứng bẹp đầu thường thấy ở trẻ sơ sinh

 

Hội chứng đầu phẳng là hình dạng đầu của bé bị mất đối xứng hoặc bị méo cho tác động của ngoại lực gây biến dạng hộp sọ. Hội chứng này được gọi tên thông thường là tình trạng đầu bẹp (bẹt). 

Trẻ sơ sinh thường bị bẹp đầu thấy rõ ở khoảng 6 tuần tuổi, tăng tối đa lên ở khoảng tháng thứ tư sau đó sẽ giảm dần theo thời gian trong 2 năm đầu đời. Có 2 dạng bẹp đầu phổ biến là dạng méo về một bên đầu và dạng bẹp ở phía đằng sau chẩm sau đầu. 

Nguyên nhân gây ra chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh là do tư thế nằm ngủ của bé. Thông thường các bé sẽ được khuyến cáo cho nằm ngủ ở tư thế ngửa nên với trọng lượng đầu dồn về phía sau hộp sọ sẽ khiến hộp sọ bị biến dạng. Các bé ít xoay cổ, ít chuyển hướng nằm cũng gây ra hiện tượng bẹp đầu về một phía. Bên cạnh đó, các bé sinh non dễ bị bẹp đầu hơn các bé sinh đủ ngày vì xương hộp sọ mềm hơn, các bé cũng phải nằm yên, không được bế ẵm nhiều ngày để chăm sóc y tế. Để nhận biết chứng bẹp đầu bố mẹ có thể quan sát đầu bé từ trên đỉnh đầu xuống. Các bé bị bẹp đầu sẽ có hình dạng hộp sọ không cân xứng. Tai và phần trán cùng phía với bên bị bẹp sẽ có xu hướng bị đẩy ra phía trước.

Chẩn đoán và cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ sơ sinh bị bẹp đầu

Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu, làm thế nào để khắc phục?

Tình trạng đầu bẹp có thể tự cải thiện theo thời gian nếu không bị quá nặng

 

Thông thường, tình trạng bẹp đầu không làm ảnh hưởng gì tới sự phát triển của các bé và sẽ cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, trong các trường hợp bẹp đầu từ trung bình cho đến nặng sẽ có thể dẫn đến các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.

Các bệnh lý có thể gặp phải gồm: loạn thị, chậm phát triển, khó ăn, học tập kém, khó nói, tầm nhìn bị hạn chế, ảnh hưởng đến thính lực, rối loạn chức năng vận động khớp hàm, vẹo cột sống …

Những vấn đề có thể mắc phải này có thể ảnh hưởng tới cấu trúc hộp sọ nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới trí thông minh và sự phát triển trí não của bé. Nhưng một số biến chứng của động kinh gây ra bởi bẹp đầu nặng có thể trở thành nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của bé. 

Cách khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh bị bẹp đầu

Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu, làm thế nào để khắc phục?

Có nhiều cách để giúp bé hạn chế tình trạng bẹp đầu mẹ có thể áp dụng

 

Bố mẹ có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị bẹp đầu bằng cách thay đổi tư thế nằm ngủ và sử dụng khoảng thời gian nằm sấp “tummy time” mỗi ngày. Khi bé nằm ngủ ở tư thế ngửa, bố mẹ nên thỉnh thoảng xoay tư thế đầu cho bé sang 2 phía thay vì để bé nằm 1 bên liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày. Chỗ để bé nằm cũng nên thoải mái để bé có thể tự do xoay đầu khi cần. Bố mẹ cũng nên thường xuyên đảo chiều nằm cho bé, khuyến khích bé hướng về phía có ánh sáng, âm thanh để bé xoay đầu về cả 2 phía. 

Thời gian nằm sấp “tummy time” nên được áp dụng thường xuyên cho bé ngay từ sơ sinh. Đây là khoảng thời gian nằm sấp khi bé thức, thường vào khoảng 10 phút với 2-3 lần mỗi ngày. Khi nằm sấp không chỉ giúp bé giảm áp lực lên phía sau hộp sọ mà còn khuyến khích bé chủ động khám phá, tìm hiểu xung quanh, phát triển cơ cổ và cánh tay. 

Mẹ cũng nên dành thời gian để bế bé nhiều hơn thay vì để bé thường xuyên nằm trong xe đẩy, cũi, trên giường. Khi được bế áp lực lên phần đầu bé sẽ được giảm đi, giảm đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh bị bẹp đầu do nằm quá lâu. 

 

Để bé yêu lớn lên không bị thiếu thẩm mỹ cũng như tránh được các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, bố mẹ cần để ý chăm sóc bé đúng cách và khoa học. 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy