Momo Rabbit

Túi nhai ăn dặm chống hóc - Bảo bối ngày đầu ăn dặm cho bé 

20 tháng 08 2021
Nguyen Hong Diep

Bé của bạn bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng bạn sợ đồ ăn cứng khiến bé bị hóc, nghẹn trong khi những đồ ăn mềm lại khó cầm nắm? Túi nhai ăn dặm chính là giải pháp tốt nhất để bé có thể thưởng thức được nhiều đồ hơn. Mẹ hãy cùng tìm hiểu kĩ với Momo Rabbit để sử dụng đúng cách túi nhai ăn dặm cho bé nhé. 

Túi nhai ăn dặm là gì? Khi nào thì bé có thể dùng?

Cùng Momo Rabbit chọn túi nhai ăn dặm

Túi nhai ăn dặm được sử dụng như cách giúp bé ăn thức ăn thô mà không sợ hóc

 

Túi nhai ăn dặm có dạng như một chiếc núm ti giả cỡ lớn có phần tay cầm và phần túi dạng lưới hoặc silicon nhiều lỗ nhỏ. Nhờ cấu trúc như vậy nên bé có thể dễ dàng cầm nắm đưa lên miệng. Bé sẽ nhai phần thức ăn chứa trong túi và phần bã cũng như viên thức ăn lớn sẽ lưu lại trong túi nên mẹ sẽ không lo bé bị hóc nghẹn như ăn trực tiếp. 

Các bé khi đã bước vào độ tuổi ăn dặm ở 6 tháng tuổi có thể sử dụng túi nhai ăn dặm. Mọi tiếp xúc quá sớm với thực phẩm trước đó đều không tốt cho sự phát triển của cơ thể bé. Ngoài việc giúp bé dễ dàng tiếp xúc với thực phẩm đa dạng, thô cứng, mẹ còn có thể sử dụng túi nhai này khi bé bị các cơn đau mọc răng làm phiền. Mẹ hãy cho hoa quả để tủ lạnh vào túi cho bé ngậm, vừa giúp bé ăn vừa giúp làm giảm đau. 

Ưu nhược điểm của túi nhai ăn dặm

Là một món đồ hữu ích nhưng túi nhai ăn dặm vẫn có những đặc điểm, ưu nhược mà mẹ cần nắm rõ trước khi quyết định sử dụng cho bé. 

Ưu điểm

Cùng Momo Rabbit chọn túi nhai ăn dặm

Thức ăn thô, khó cầm có thể được cho vào túi nhai ăn dặm để giúp bé ăn dễ dàng hơn

 

Giúp bé làm quen được với nhiều thực phẩm hơn. Những đồ ăn quá mềm, khó cầm nắm sẽ khiến bé gặp khó khăn khi ăn. Nhờ có túi ăn dặm bé có thể ăn được những món như xoài chín, bơ, chuối,..

Giảm nguy cơ bị nghẹn, hóc. Nhờ các túi lưới, túi silicon có lỗ nên thức ăn sẽ ở dạng nhuyễn, mềm khi bé nuốt, qua đó mẹ không còn sợ bé bị hóc, nghẹn kể cả khi cho bé ăn những đồ cứng như táo, lê, dưa chuột …

Trở thành đồ chơi thú vị. Mẹ đang chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà và muốn bé chờ thật ngoan trên ghế? Lúc này mẹ có thể cho một ít thức ăn, hoa quả vào túi ăn dặm và thấy bé say mê khám phá món ăn không đòi hỏi cho đến khi bữa ăn chính đến. 

Là dụng cụ giảm đau mọc răng hiệu quả. Bé bị sưng nướu, rách lợi khi mọc răng sẽ rất khó chịu và đau. Lúc này mẹ có thể cho hoa quả cắt nhỏ đã để lạnh vào túi nhai ăn dặm để bé ngậm, hơi lạnh từ hoa quả sẽ giúp giảm bớt cơn đau. 

Nhược điểm

Cùng Momo Rabbit chọn túi nhai ăn dặm

Túi nhai ăn dặm thường khó chùi rửa nên khó đảm bảo vệ sinh cho lần dùng tiếp theo

 

Bên cạnh nhiều ưu điểm, túi nhai ăn dặm cũng có một số yếu điểm trong quá trình sử dụng. Đầu tiên phải kể tới việc khó vệ sinh. Túi dạng lưới hay bao silicon có lỗ nhỏ đều khó khó làm sạch sau khi sử dụng. Điều này dẫn tới thức ăn có thể còn sót lại và khiến vi khuẩn xuất hiện trong lần sử dụng sau. 

Bé không cảm nhận được kết cấu của đồ ăn. Túi nhai ăn dặm dù giúp cho bé được ăn nhiều thức ăn đa dạng độ thô hơn nhưng lại cản trợ răng, lưỡi của bé tiếp xúc trực tiếp với kết cấu, hình dạng của thức ăn. Việc này khá ảnh hưởng tới khả năng nhai, chuyển thức ăn của lưỡi. 

Hạn chế khả năng dùng tay. Khi tập bốc đồ ăn đưa lên miệng bé sẽ phát triển kỹ năng cầm nắm, xử lý với các dạng hình dáng, độ mềm khác nhau của đồ ăn và cảm nhận thức ăn rõ ràng hơn. Túi nhai ăn dặm vì vậy hạn chế khả năng này của bé. 

Những lưu ý khi dùng túi nhai ăn dặm trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên

Cùng Momo Rabbit chọn túi nhai ăn dặm

Xác định rõ mục đích và chọn loại thực phẩm phù hợp để dùng với túi nhai ăn dặm

 

Trước tiên mẹ cần xác định những thực phẩm gì phù hợp với túi nhai ăn dặm. Đó là những dạng hoa quả cứng, khó nhai nuốt trực tiếp như táo, lê … Hoa quả dạng viên nhỏ như trái cherry, sơ ri (tất nhiên là cần bỏ hạt trước khi cho bé sử dụng) … Thức ăn mềm khó cầm như xoài chín, phô mai, bơ … Các loại thịt đã nấu chín nhưng bé chưa có khả năng cắn, nuốt như thịt bò, thịt lợn …

Sau khi cho bé ăn mẹ nên rửa túi nhai ăn dặm ngay thay vì để lâu mới xử lý. Thức ăn khi chưa kịp đóng bám trong bề mặt túi sẽ dễ dàng làm sạch hơn. Mẹ nên rửa kỹ bằng bàn chải các lỗ dưới vòi nước, đảm bảo làm sạch các khe kẽ, tay cầm. 

Tốt nhất nếu thấy túi ăn dặm có dấu hiệu bẩn, mốc, có vệt thức ăn khó rửa Momo Rabbit khuyên mẹ nên đổi cho bé một túi mới để đảm bảo vệ sinh. 

Luôn chọn những loại sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng bởi túi lưới hay bao silicon khi bé nhai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Những sản phẩm có dấu hiệu bong tróc, rách cần được thay thế ngay để tránh rủi ro trong quá trình sử dụng. 

Túi nhai ăn dặm có thể rất tiện lợi nhưng không thể thay thế được cách ăn trực tiếp thực phẩm do đó mẹ chỉ nên coi đó là lựa chọn tạm thời chứ không nên sử dụng quá lâu dài. 

 

Qua bài viết trên, hẳn mẹ đã thấy được lợi ích khi sử dụng túi nhai ăn dặm cho bé cũng như những nhược điểm thường gặp. Momo Rabbit mong rằng mẹ sẽ có kiến thức hữu ích để lựa chọn cho bé yêu những điều tốt nhất cho sự phát triển dài lâu của bé yêu. 

Bài viết liên quan: 

- Mách mẹ chế độ dinh dưỡng giúp bé tăng cân hiệu quả

- Phải làm gì khi con ăn dặm không tốt

- Thuộc lòng 7 nguyên tắc ăn dặm mẹ nào cũng nên áp dụng cho con

 

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy