Bé mấy tháng biết ngồi thì là bình thường?
Lẫy, trườn, bò, ngồi, đứng và bước đi là những vận động cha mẹ mong chờ nhất ở bé yêu của mình. Tuy nhiên cũng vì quá háo hức nên bố mẹ thường lo âu không biết bé có bị chậm so với các bạn khác không, bé mấy tháng biết ngồi là bình thường. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này nha bố mẹ ơi!
Các mốc phát triển theo thời gian của bé
Tập ngồi là một trong số các mốc phát triển quan trọng của bé
Trong 2 năm đầu đời bé sẽ trải qua những phát triển nhanh chóng cả về thể chất lẫn trí tuệ, trong đó, những mốc phát triển kỹ năng thô như lẫy, bò, ngồi, đứng, đi được bố mẹ mong chờ nhất.
Ngồi là một trong những bước phát triển quan trọng giúp bé có thể tiếp cận thế giới xung quanh một cách hoàn toàn mới mẻ thay vì việc nằm ngửa hay nằm sấp như trước đây. Ở tư thế ngồi bé sẽ giải phóng đôi tay khỏi việc nâng đỡ cơ thể, hoạt động được nhiều hơn và cũng sẵn sàng bước vào hành trình ăn dặm thú vị.
Tùy theo khả năng của từng bé mà các mốc phát triển trong đó có tập ngồi sẽ khác nhau. Thông thường các bé sẽ có xu hướng tập ngồi và ngồi vững ở khoảng 5-7 tháng tuổi và thực sự thành thạo, không cần hỗ trợ của người lớn khi đến mốc 8-9 tháng tuổi.
Cùng xem trình tự phát triển trung bình của các bé để biết bé mấy tháng biết ngồi mẹ nhé.
Sơ sinh đến 4 tháng: Nằm ngửa, tập lẫy, nằm sấp
4-6 tháng: Thành thạo lẫy, tập trườn, bò.
6-8 tháng: Bò tốt, tập chống tay tự ngồi dậy, vẫn cần bố mẹ hỗ trợ.
8-9 tháng: Tự ngồi không cần hỗ trợ.
9-12 tháng: Bò nhanh, tập vịn đứng.
12- 15 tháng: Đi men, tập đi.
Bé tập ngồi ra sao?
Chỉ khi làm chủ được cơ bắp bé mới có thể ngồi đúng cách
Khi đã nắm được sơ lược câu trả lời cho việc bé mấy tháng biết ngồi, mẹ chỉ cần từ từ quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để tự ngồi thay vì nôn nóng và lo lắng.
Điều kiện tiên quyết để bé có thể ngồi đó là có phần cổ cứng cáp, đầu không bị lắc lư.
Để bắt đầu tự tập ngồi bé sẽ tự mình tập cách chống 2 tay đẩy thân trên lên, tập lăn người, lật mình để có tư thế nhổm dậy. Khi mới tập ngồi bé có khả năng giữ thăng bằng kém nên mẹ cần hỗ trợ bé ngồi, dùng gối chặn xung quanh phòng bé ngã. Lúc đã quen với việc ngồi bé sẽ biết cách dùng 2 tay chống phía trước để có tư thế vững chãi hơn, cùng với đó là vận động đầu cổ để quan sát xung quanh.
Ở tầm 6 tháng bé đã có thể ngồi nhưng vẫn cần mẹ hỗ trợ, nhất là khi cần ngồi vào ghế tập ăn dặm. Tháng thứ 7 bé sẽ có sự cứng cáp tốt hơn để tự mình nhổm lên từ tư thế bò chuyển sang ngồi mà không cần mẹ hỗ trợ thêm. Đến ngoài 8 tháng bé sẽ hoàn toàn thành thạo việc tự ngồi và ngồi vững để giải phóng đôi tay của mình.
Mẹ có thể tập cho bé ngồi như thế nào?
Tập ngồi cho bé khi bé đã sẵn sàng
Trước tiên mẹ cần hiểu rõ mọi mốc phát triển của bé đều cần đạt được hoàn toàn tự nhiên khi bé đã sẵn sàng về thể chất và tâm lý qua các bước trước đó. Mẹ có thể giúp bé đẩy nhanh sự phát triển bằng những hỗ trợ vừa phải nhưng tuyệt đối không nên thúc ép, không cố cho bé “chín sớm” có thể gây nguy hại cho sự phát triển lâu dài của bé như tổn thương xương khớp, khủng hoảng tâm lý.
Để hỗ trợ cho bé tập ngồi, mẹ có thể thử những cách như cho bé ngồi vào lòng, cho bé ngồi kẹp giữa 2 chân, cho bé nằm sấp để phát triển cơ cổ.
Với các bé còn ở độ tuổi lẫy, bò hoặc trước đó mẹ nên khuyến khích bé bằng các giờ tummy time khi để bé nằm sấp, kích thích bé bằng đồ chơi để bé có thể phát triển cơ vùng cổ tốt hơn. Khi bé đã biết lẫy, trườn, bò, mẹ cũng nên cùng bé chơi các món đồ chơi có thể chuyển động, có âm thanh, màu sắc để kích thích bé vận động nhiều hơn, nhờ đó mà cơ bắp vùng lưng, cánh tay, eo hông của bé phát triển tốt, thuận lợi cho việc tập ngồi sau đó.
Mẹ cũng có thể để bé tập ngồi trong lòng, ngồi giữa 2 chân để bé quen dần với tư thế ngồi. Ở tư thế này mẹ có thể dễ dàng kiểm soát tư thế lưng, đầu của bé để tránh bé bị cong vẹo.
Việc tập ngồi cũng giống như các vận động khác đều cần tập luyện nhiều lần để có thể hoàn thiện. Trong quá trình bé thử đi thử lại mẹ hãy dành nhiều thời gian cho bé, bảo vệ bé khỏi những tổn thương do té ngã, kích thích và động viên bé tập ngồi để giúp bé tự tin hơn.
Những lưu ý khi cho bé tập ngồi
Luôn để bé ở vùng an toàn khi bé đang tập ngồi
Khi mẹ đã nắm rõ thông tin bé mấy tháng biết ngồi thì không nên thúc ép bé tập ngồi quá sớm mà hãy để bé được phát triển tự nhiên, chỉ tập ngồi khi đủ tháng và bé đã sẵn sàng. Sử dụng thảm mềm, chăn gối để đảm bảo chỗ bé tập ngồi không làm đau bé khi ngã té. Mẹ cũng lưu ý các vật dụng như ổ điện, vật cứng nhọn, đồ chơi quá nhỏ … Luôn dành thời gian ở cạnh bé khi bé trong giai đoạn học kỹ năng mới. Sự động viên của mẹ rất quan trọng giúp bé tự tin để vận động tốt hơn. Đồng thời khi ở bên cạnh mẹ có thể bảo vệ bé khỏi những tổn thương do vận động.
Tập ngồi là tiền đề quan trọng để bé có thể khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Với những thông tin Momo Rabbit, mẹ chắc hẳn đã nắm rõ bé mấy tháng biết ngồi và những dấu hiệu cũng như lưu ý khi giúp bé tập ngồi. Chúc bé sớm học được những kỹ năng quan trọng này để lớn khôn mỗi ngày.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn mẹ chọn đồ chơi kích thích phát triển cho bé 6 tháng tuổi